Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ TRONG GIA ĐÌNH

TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ TRONG GIA ĐÌNH

23/04/201901/07/2019 - Vụ Gia Đình

Bạn đã bao giờ trò chuyện hoặc cố gắng nói chuyện với trẻ về những vấn đề liên quan đến cơ thể, những giới hạn và những mối quan hệ chưa? Nếu rồi, hẳn bạn đã đối mặt với cảm giác không thoải mái hoặc ngại ngùng khi đề cập tới những chủ đề này. Là cha mẹ và người lớn, chúng ta cần tránh những chủ đề gợi lên nỗi sợ hãi hoặc những suy nghĩ “không đúng đắn” ở trẻ nhỏ. Bạn có thể gặp phải những rào cản về ngôn ngữ, chẳng hạn như việc tìm ra các ngôn từ có mức độ và ngữ cảnh phù hợp như: Làm sao điều này có thể xảy ra với con tôi? Là thế nào tôi có thể giải thích được chuyện này? Có lẽ những mối bận tâm đã rất quen thuộc với bạn.
Có nhiều lí do quan trọng giải thích tại sao chúng ta cần nói chuyện cởi mở với trẻ về quyền của chúng đối với chính cơ thể mình, những giới hạn về việc người khác được phép làm những điều trẻ có thể làm với cơ thể người khác. Bởi vậy kể cả khi chúng ta gặp khó khăn trong việc trao đổi với trẻ, dẫn đến việc đánh giá “sai” mức độ và phải bắt đầu lại, những gì chúng ta đạt được là mang lại cho trẻ những điều tuyệt vời, chỉ đơn giản bằng cách cởi mở với trẻ. Nhờ chúng ta thẳng thắng trao đổi, chủ đề này không còn là điều cấm kị và điều này sẽ gửi đến trẻ một thông điệp quan trọng: nói về những chuyện đó là hết sức bình thường. Chúng ta giúp trẻ cảm thấy an toàn bằng cách giáo dục trẻ rằng cơ thể là một thứ quý giá và trẻ có toàn quyền quyết định đối với cơ thể mình.
Sự tò mò muốn tìm hiểu về cơ thể của mình và của người khác từ khi trẻ còn nhỏ thật ra là một điều tích cực cần được khuyến khích. Bên cạnh đó, việc giúp trẻ hiểu được phần nào những nguyên tắc hành sự cơ bản cũng là điều quan trọng. Ví dụ, chúng ta nên giáo dục để trẻ tránh sờ vào các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Chúng ta cần lưu ý trẻ rằng có một số vùng nhạy cảm trên cơ thể. Chúng ta cần lưu ý trẻ rằng có một số vùng nhất định trên cơ thể vô cùng nhạy cảm và cần được tôn trọng và bảo vệ. Đồng thời chúng ta nên có giới hạn rõ ràng với chính cơ thể của mình. Ngay cả khi chúng ta tiếp xúc với trẻ một cách gần gũi và thậm chí vẫn cần có những giới hạn nhất định. Bằng cách này, sự gần gũi sẽ mang lại cảm giác an toàn.
Khi trẻ lớn lên, sự tò mò của chúng cũng tăng theo và chúng bắt đầu cảm thấy hứng thú với những mối quan hệ thân mật hơn. Do đó, nhu cầu được giáo dục giới tính, được trò chuyện về những vùng nhạy cảm, vùng giới hạn hay các thay đổi của cơ thể là hết sức cần thiết. Bởi thế, các bậc phụ huynh nên sẵn sàng chia sẻ với trẻ về những chuẩn mực, những quan niệm đúng sai, về sự phát triển khi trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Kết quả công tác gia đình năm 2019 của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái
  • Cà Mau: Tình hình bố trí kinh phí và công tác thu thập, sử dụng thông tin số liệu, dữ liệu về gia đình
  • Tỉnh Nghệ An báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL
  • Hà Tĩnh thống nhất nội dung bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
  • Lai Châu tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam năm 2020
  • Bình đẳng giới năm 2020 của ngành Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?