Từ năm 2019 đến nay, tỉnh Sóc Trăng tuy không phải là tỉnh được chọn làm thí điểm; nhưng bằng ngân sách địa phương đã tổ chức thực hiện thí điểm mô hình “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” (sau đây gọi là mô hình). Qua 2 năm triển khai thí điểm, tỉnh Sóc Trăng có 11 ấp điểm thực hiện mô hình, kết quả tổ chức các hoạt động như sau:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn giới thiệu nội dung “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” cho 150 đại biểu là lãnh đạo phòng Văn hóa và Thông tin, Hội Liện hiệp Phụ nữ cấp huyện, lãnh đạo UBND, công chức văn hóa cấp xã; Trưởng ban nhân dân, các đoàn thể, những người có uy tín ở khu dân cư. Hỗ trợ cho mỗi ấp điểm 12.000.000đồng/năm để tổ chức các hoạt động thực hiện mô hình. Năm 2019 có 5 ấp được chọn làm ấp điểm; năm 2020 nhân rộng để nâng tổng số 11 ấp (Mỗi huyện, thị xã, thành phố 1 ấp điểm); năm 2020. Sở đã xuất bản và cấp 5.000 sách tranh tuyên truyền 4 tiêu chí ứng xử trong gia đình: Ông bà, cha mẹ gương mẫu, yêu thương con cháu; vợ chồng chung thủy, nghĩa tình; con cháu hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ; anh chị em hòa thuận, chia sẻ; 2.000 sổ tay hỏi đáp Luật, phòng bạo lực gia đình cho các mô hình điểm. Tổ chức buổi học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình điểm tại thị xã Vĩnh Châu, có trên 100 đại biểu là lãnh đạo phòng Văn hóa và thông tin cấp huyện, lãnh đạo UBND các xã, các cặp vợ chồng ở địa bàn có mô hình điểm tham dự.
Các mô hình điểm đều có xây dựng kế hoạch thực hiện “Bộ tiêu chí úng xử trong gia đình; tổ chức họp triển khai ý nghĩa, nội dung; tuyên truyền vận động hộ gia đình đăng ký thực hiện các tiêu chí ứng xử trong gia đình. Thực hiện được 16 pano, 14 bangdrol, 22 tin và 06 bài tuyên truyền các tiêu chí ứng xử trong gia đình; chia sẻ các hoạt động qua mạng xã hội (zalo). Tổ chức được 18 buổi họp mặt, 04 hội thi, 16 buổi nói chuyện chuyên đề về kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tạo sân chơi lành mạnh cho các hộ gia đình, tạo sự yêu thương, chia sẻ, gắn kết của các thành viên trong gia đình khi tham dự cuộc chơi. Kết quả bước đầu, các thành viên gia đình thấy được tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của các thành viên trong gia đình, sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; được cung cấp các kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình không có bạo lực.
Trong thời gian tới, các mô hình điểm sẽ tiếp tục được Sở hỗ trợ kinh phí, tài liệu tuyên truyền, nghiệp vụ… Các mô hình sẽ được đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình trên địa bàn; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc”.