Việc biết lắng nghe ý kiến của nhau trong gia đình là rất qua trọng. Chúng ta trước hết cần tránh những thói quen có ảnh hưởng đến việc lắng nghe.
Giả vờ lắng nghe, tỏ ra lắng nghe làm hài lòng người nói nhưng lại không nghe.
Nghe qua loa các thông tin, nghe mà không có suy nghĩ, chọn lọc, nghe hết mà không hiểu.
Buông trôi từng thời điểm, lúc lắng nghe, lúc không, dòng thông tin không liên tục.
Bình luận về cách nói hoặc tác phong, bề ngoài của người nói theo tiêu chuẩn của bản thân.
Không nghe những vấn đề “không thú vị” theo suy nghĩ của bản thân.
Bản chất của sự không lắng nghe là tự nhiên của con người nên muốn lắng nghe cũng phải tập luyện. Vì tốc độ suy nghĩ của con người nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ nói, nên khi nghe xong con người còn nhiều thời gian để “suy nghĩ chuyện khác” mà sao lãng việc nghe. Từ nhỏ chúng ta thường được luyện viết, nói chứ không chú ý rèn luyện cách lắng nghe. Đó cũng là một trở ngại tự nhiên hình thành trong quá trình lớn lên của con người. Việc thích nghe những chủ đề này mà không thích nghe chủ đề khác, có thể là chủ đề phức tạp hoặc nhạy cảm, mang tính chủ quan cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc lắng nghe. Các yếu tố ảnh hưởng khác như sự thiếu kiên nhẫn, thích dễ ghét khó, không kết hợp các kỹ năng quan sát cử chỉ điệu bộ người nói và nghe giọng âm điệu lời nói, thành kiến với người nói cũng ảnh hưởng nhiều đến việc lắng nghe.
Những điều nên làm khi lắng nghe
Bày tỏ mối quan tâm
Kiên nhẫn, cố hiểu vấn đề.
Khách quan, biểu lộ sự đồng cảm, tích cực tìm hiểu.
Giúp người nói phát triển năng lực, động cơ, hình thành ý nghĩ, quan điểm và ý tưởng.
Những điều không nên làm khi lắng nghe
Thúc giục người nói
Tranh cãi
Ngắt lời
Chỉ trích khi chưa rõ, lên giọng khuyên bảo.
Vội vàng kết luận, đánh giá.