Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Phòng chống bạo lực gia đình Kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình-Bộ Tư pháp

Kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình-Bộ Tư pháp

20/10/201824/12/2018 - Vụ Gia Đình

Ngày 16/10/2018, Bộ Tư pháp xây dựng báo cáo số 245/BC-BTP về việc tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Theo nội dung Báo cáo Kể từ năm 2008 là năm đầu tiên Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực, để tổ chức quán triệt đầy đủ, kịp thời nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ, công chức trong đơn vị; tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung, quy định của Luật và các văn bản khác có liên quan, Bộ Tư pháp đã có văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương phổ biến các văn bản pháp luật mới cụ thể, trong đó có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hằng năm, trong các Chương trình, Kế hoạch công tác, Công văn hướng dẫn nghiệp vụ, Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiến pháp, các văn bản pháp luật mới ban hành, các quy định có liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, trong đó bao gồm cả pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình…) vào nội dung trọng tâm cần tuyên truyền, phổ biến hằng năm.

Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Từ năm 2013, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xây dựng, triển khai Chương trình phối hợp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật (đến nay là Chương trình số 60/CTPH-BTP-HLHPNVN ngày 5/1/2018). Đây là chương trình nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho phụ nữ, trong đó có pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Qua đó, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, từng bước nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Qua thực tiễn cho thấy, nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, do vậy, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức nói riêng, của các tầng lớp nhân dân nói chung về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cũng chính là giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái, bảo đảm quyền bình đẳng của họ trong đời sống xã hội và trong môi trường gia đình. Từ nhận thức đó, hàng năm, Bộ Tư pháp đều lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện. Với nhiều hình thức tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện rất phong phú, đa dạng như: đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật; Báo Pháp luật Việt Nam; tổ chức các cuộc tập huấn, tọa đàm, hội thảo; tổ chức các cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật”, thi “Hoà giải viên giỏi toàn quốc”; thông qua các hoạt động tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình…

Một số các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới:

Các cấp, các ngành, các địa phương cần quan tâm hơn nữa tới công tác phòng, chống bạo lực gia đình và trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ sở hỗ trợ, trợ giúp, bảo vệ nạn nhân và các cấp chính quyền cơ sở cũng như các đoàn thể xã hội, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong hoạt động trợ giúp pháp lý, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, tham gia phòng, chống bạo lực giới và bạo lực gia đình.

Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan liên quan (Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông…) trong chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Bộ Tư pháp trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là trong chỉ đạo, hướng dẫn; biên soạn tài liệu phổ biến chuyên sâu; tổ chức tập huấn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; chú trọng áp dụng công nghệ thông tin, tổ chức đối thoại, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; phát huy vai trò của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác giám sát việc thi hành luật, pháp lệnh; vận động thành viên, hội viên của tổ chức mình tuân thủ, chấp hành pháp luật tại mỗi địa bàn.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Tiền Giang: Triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025
  • Quan niệm bất bình đẳng về giới
  • Yên Bái triển khai nhiệm vụ công tác gia đình năm 2021
  • Tình hình bố trí kinh phí cho công tác gia đình của tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2019
  • Bình Định: Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình
  • Thành lập Ban Biên tập Trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?