Sau 10 năm thi hành Luật, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thi hành Luật, Vụ Gia đình đề xuất các giải pháp:
– Xây dựng và trình Chính phủ đề án “Sửa đổi, thay thế Luật PCBLGĐ”.
– Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ; Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và PCBLGĐ”.
– Ban hành thông tư của Bộ VHTTDL Hướng dẫn hoạt động của Mô hình PCBLGĐ ở cộng đồng; Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư hướng dẫn kinh phí chi cho lĩnh vực gia đình và PCBLGĐ; Bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, Đề án Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ VHTTDL thực hiện.
– Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình tại Trung ương theo hướng tăng cường nguồn lực, tính chủ động trong quản lý nhà nước về gia đình, PCBLGĐ; về các loại hình dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ nạn nhân BLGĐ và người có nguy cơ cao bị BLGĐ; thực hiện xã hội hóa việc huy động nguồn lực đầu tư cho công tác PCBLGĐ.
– Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCBLGĐ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình trong các cơ quan Trung ương và địa phương.
– Nghiên cứu, phối hợp trình cấp có thẩm quyền thành lập Quỹ hỗ trợ khẩn cấp nạn nhân BLGĐ; Thí điểm Mô hình phòng, chống khủng hoảng tâm thần cho nạn nhân và người gây BLGĐ.
– Xây dựng và triển khai Đề án “Tuyên truyền về PCBLGĐ trên truyền hình Quốc hội”; “Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống và rèn kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên”.
– Triển khai thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.
– Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về PCBLGĐ.