Để bảo vệ trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện:
Duy trì tỷ lệ 100% trẻ em được đăng ký khai sinh đúng theo quy định của pháp luật; trẻ em khuyết tật được trợ giúp, chăm sóc bằng các hình thức khác nhaua: Được phục hồi chức năng, được chú trọng trong giáo dục hòa nhập cộng đồng; có biện pháp không để trẻ em nghiện ma túy, trẻ em bị bóc lột, trẻ em bị mua bán, trẻ em di cư, lánh nạn, tị nạn, trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; không để trẻ em phải bỏ học kiếm sống.
Tư vấn, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho nhóm đối tượng trẻ em mồ côi không nơi nương nựa và trẻ em tàn tật, mở rộng thêm nhóm đối tượng trẻ em khác có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, đồng thời tăng cường hỗ trợ liên quan đến trợ cấp nuôi dưỡng, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, qua đó giúp cho nhiều trẻ em có điều kiện hòa nhập cộng đồng.
Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền tại cộng đồng và trường học bảo vệ các quyền cơ bản cho trẻ em; thực hiện mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng (mô hình phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; mô hình hỗ trợ can thiệp về giảm thiểu lao động trẻ em…) qua đó để ngăn ngừa nhằm hạn chế trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.