Như chúng ta đã biết gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng . Các thành viên của gia đình cùng chung một mục tiêu, những giá trị và tài sản; có trách nhiệm đối với những quyết định và có sự ràng buộc với nhau suốt cả cuộc đời. Gia đình được xem như là một đơn vị kinh tế, cả vợ và chồng bổ sung những nổ lực kinh tế cho nhau. Gia đình là nơi ở đó mọi người có nhu cầu ăn, mặc, sinh hoạt, nghỉ ngơi và tình cảm. Vì thế những gia đình hạnh phúc là những gia đình mà mọi thành viên hiểu biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Họ nhìn thấy bản chất tốt đẹp của nhau, những mặt mạnh, mặt yếu của nhau để thông cảm giúp đỡ lẫn nhau và đưa lại cho nhau những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Gia đình là một tế bào của xã hội.
Vì thế từ xưa các triều đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng đến luật pháp bảo vệ gia đình. Luật Hồng Đức từ thời Lê Thánh Tông cho đến các sắc luật của các triều đại phong kiến tiếp theo đều nêu cao nhân tố đạo đức thì đạo hiếu luôn luôn đứng vị trí hàng đầu. Điều thứ 2 trong quốc triều hình luật ghi rõ: Bất hiếu là một trong mười tội thập ác. Bất hiếu là gồm các hành động: Chưởi mắng cha mẹ; không tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ; thiếu chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ; kết hôn trong thời gian để tang cha mẹ; mải vui chơi mà không mang đồ tang cha mẹ; giấu diếm hoặc khai man ngày mất của cha mẹ. Đạo đức phong kiến coi chữ hiếu là đầu trong mọi đức hạnh. Phải có hiếu mới có trung, bảo vệ cho cái hiếu trong gia đình là trực tiếp bảo vệ cho cái trung vì đất nước. Luật Hồng Đức cũng quy định từ trong việc lập gia đình và bảo vệ gia đình: Lấy vợ lấy chồng là điều cẩn trọng, ai lấy nhau một cách tuỳ tiện cẩu thả thì bị trị tội, người con gái phải chịu 50 roi; đó nhận sinh lễ mà thay đổi ý kiến phải chịu phạt; lấy nhau rồi mà tự tiện bỏ nhau đi lấy người khác phải chịu tội, phải đền bù tài sản. Luật pháp còn bảo vệ cho quyền lợi của người phụ nữ: “khi đã hứa hôn mà người đàn ông bị ác tật hay tù tội thì người đàn bà có quyền từ hôn đi lấy chồng khác; ngược lại nếu người đàn bà bị ác tật, người đàn ông không có quyền từ hôn; Nếu 5 tháng trở lên mà người chồng bỏ rơi không chăm sóc vợ, người vợ cú quyền kêu quan và đi lấy chồng khác; các ông quan quá mê người khác, thờ ơ với vợ. Vợ kêu lên quan trên, ông quan ấy bị giáng chức
Không chỉ có nhà nước phong kiến mới quan tâm bảo vệ gia đình mà đây còn là việc của làng xã.
Nhiều hương ước đều soạn thảo các điều bảo vệ gia đình, thưởng phạt nặng nhẹ phân minh. Cái hay để ngày nay chúng ta học tập là cứ đến tháng, đến quý hoặc đầu năm mới sau khi tế lễ làng xong, làng mời bà con tập hợp tại sân đình để nghe giảng giải về quy ước: “ Mỗi tháng một kỳ nhóm họp tại sân đình, hội đồng đại hào mục và lý hương đem những điều phụ cấm giới trong quy ước để giảng hết cho dân nghe’’
Cái hay làng xã xưa luôn có ý thức cao, đã điều chỉnh phong tục của chính mình cho phự hợp với lối sống, nếp sống đương đại. Điều đó có nghĩa cộng đồng luôn loại thải điều lạc hậu, thu nhận điều mới mẻ tốt đẹp của cuộc sống, làm giàu có thêm nếp sống gia đình, phong tục thuận hòa.
Qua một số quy định trong quy ước về loại trừ các hủ tục xấu trong gia đình của làng xã Nghệ An thưở xưa, ta thấy cha ông chúng ta luôn ý thức trong nếp sống gia phong của mình và luôn luôn điều chỉnh theo hướng thuần phong mỹ tục, lối sống đẹp trong gia đình.