Các đơn vị thành viên Ban Chủ nhiệm Dự án 4 Trung ương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người với những hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, tổ chức gần 200 khóa tập huấn về công tác này, điển hình là:
Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn liên ngành kỹ năng điều tra tội phạm mua bán người cho cán bộ chuyên trách; Chỉ đạo Công an các địa phương chú trọng các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa còn nhiều hủ tục để tổ chức trên 300 buổi tuyên truyền nhận diện tội phạm và kỹ năng phòng ngừa bị xâm hại cho trên gần 3 triệu lượt học sinh tại các trường Tiểu học, THCS, THPT và người dân; Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chỉ đạo công tác phối hợp vận động nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người.
Cục Thông tin Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; triển khai phát sóng nhiều kênh chương trình dành cho đối tượng là trẻ em (BiBi, SCTV3, VTC11, HTV3…); xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm trong phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, cách thức phòng, chống tội phạm để người dân nâng cao cảnh giác thông qua các chương trình như: Vì An ninh Tổ quốc, An ninh và cuộc sống, Pháp luật và cuộc sống, Câu chuyện pháp luật, Sự kiện – bình luận, Tiêu điểm.
Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt 03 bộ tài liệu, gồm: “Cẩm nang pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục”, “Sổ tay An ninh trật tự, an toàn trường học” dành cho các cơ sở giáo dục.
Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức Tháng hành động vì trẻ em trong đó tập trung vào đối tượng là trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số; phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; phòng, chống đuối nước trẻ em; định kỳ hàng năm tổ chức Diễn đàn trẻ em quốc gia. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (Đầu số 111) tiếp nhận hàng trăm nghìn cuộc gọi tư vấn liên quan đến trẻ em.
Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở tuyên truyền về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình và mua bán người, duy trì trang thông tin về công tác phòng, chống mua bán người và du lịch tình dục trẻ em trên 02 trang web.
Ban Tuyên giáo (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) tổ chức Lễ phát động “Năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em; phối hợp với Bộ Công an tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người – 30/7; tổ chức truyền thông tại cộng đồng về phòng, chống mua bán người, xâm hại trẻ em, phòng chống quấy rối tình dục nơi công cộng; phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và cấp ủy, chính quyền địa phương các tỉnh biên giới triển khai mạnh mẽ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình và phòng, chống mua bán người. Vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh biên tập, phát hành “111 câu hỏi, đáp về Luật Trẻ em và Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em”, “Cẩm nang phòng, tránh xâm hại trẻ em” phát hành rộng rãi trên toàn quốc; thành lập Tổ công tác tiếp nhận thông tin về trẻ em và tổ chức các buổi tư vấn trực tuyến trên mạng xã hội (livestream) giữa các chuyên gia trong lĩnh vực trẻ em với cán bộ phụ trách thiếu nhi và trẻ em trên kênh truyền hình VTV6 vào thứ 6 hàng tuần.
Ban Chủ nhiệm DA4 các địa phương: chủ công là lực lượng Công an phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo thông qua các cơ quan truyền thông để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phương thức thủ đoạn của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, kỹ năng làm việc với trẻ em là nạn nhân, nhân chứng trong các vụ án, góp phần tích cực vào việc kiềm chế tội phạm xâm hại trẻ em. Đã tổ chức trên 3.000 cuộc tuyên truyền cho trên 4 vạn lượt người dân tham gia.