Từ mối quan hệ gia đình, họ hàng sẽ tạo nên nền tảng của sự đoàn kết và văn hóa ứng xử của nhân dân trong các làng với làng, xã và xã,…. chính bởi điều này mà làng, xã được xem là sức mạnh của quốc gia với tính cộng cư, cộng đồng rất cao. Hiện nay, chúng ta phân thành, khối, xóm, thôn, bản và có thể là một làng chia thành nhiều xóm nhỏ, về bản chất chỉ thay đổi về cách gọi tên, song có một thực tế đó là do xã hội phát triển, con người từ đó cũng thích nghi cho phù hợp với môi trường sống, điều này là đúng với quy luật, song ngược lại bởi cái ăn, cái mặc, cái lo toan cuộc sống cũng như các quy định thoáng hơn không có ràng buộc về thuần phong mỹ tục chính vì vậy, mối quan hệ giữa xóm làng, gia đình sống trong một khu vực cứ thế xa dần và thiếu đi tính liên kết bền vững. Tuy nhiên, điều này lại được các hương ước làng xã thời phong kiến thực hiện rất tốt, mỗi hương ước khi được soạn thảo thì vấn đề đoàn kết lại được đặt lên hàng đầu và được xem là cơ sở vững chắc để bảo vệ dân của làng mình, bảo vệ quốc gia,… Trong điều 2 của hương ước làng An Lĩnh nay là xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ Tĩnh được soạn năm 1926 trước đây có ghi lại như sau: “ phàm người sinh ra ở làng thì kính trọng làng như cha đẻ, yêu nhà mình như con đẻ, đưa hết sự nhiệt tình, hợp sức cùng nhau, giúp nhau bảo vệ làm cho cuộc sống an toàn. Yêu nhà là yêu nước, nếu không hiểu như vậy rồi tự bỏ mình thì khi ngộ sự không được xem là dân làng để được bảo vệ theo điều lệ của làng”. Cũng trên nền tảng lấy đoàn kết giữa con người với con người, trách nhiệm của người dân trong một làng đối với làng của mình và nó cũng thể hiện tính nhân văn rất cao đó là “ người dân trong làng lấy điều hòa thuận để cư xử nhường nhịn nhau, không nên xích mích, cãi cọ….. nếu có mâu thuẫn thì khuyên giải, bất đắc dĩ mới phải xử phạt….” Đây là tính mềm dẻo và linh hoạt trong quy ước, người xưa lấy để nhắc nhở nhau và cùng nhau thực hiện.