Hạnh phúc gia đình là cho và sống vì người khác: Mỗi thành viên của gia đình sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn khi đem niềm vui cho người khác. Biết hy sinh vì người khác. Biết làm cho những người xung quanh hạnh phúc. Thực tế có ba chìa khóa dẫn tới cuộc sống hạnh phúc là: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác. Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, mà chỉ có hạnh phúc khi cho đi.
Nuôi dưỡng tình yêu bền chặt để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trên tinh thần trách nhiệm cao cả. Hạnh phúc lứa đôi phải nỗ lực từ hai phía. Mỗi người cần phải điều chỉnh những thói quen cần thiết để hai người thích ứng với nhau. biết bao dung và tha thứ để cùng vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình. Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc đòi hỏi sự lãng mạn bay bổng; có ứng xử thông minh khi bước vào nhà, hãy để những lo lắng, bực bội ở lại ngoài sân, cùng với những đôi giày”; tính đồng thuận cao “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”…
Tôn trọng, bao dung, tha thứ. Người xưa có câu “phu phụ tương kính như tân” nghĩa là vợ chồng dù sống với nhau đã bao nhiêu năm cũng cần trân quý, tôn trọng nhau như thuở ban đầu. Có thái độ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; kế thừa, phát huy các truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của gia đình và dân tộc. Biết tha thứ, khoan dung trước lỗi lầm. Lòng nhân ái mang lại hạnh phúc.
Trân trọng những gì mình có: Để gia đình hạnh phúc là biết trân trọng những gì mình đang có. Không ai có quyền hưởng thụ hạnh phúc mà không tạo ra nó. Biết lắng nghe, phân tích thấu đáo trên tinh thần xây dựng. Sinh ra đứa con khỏe mạnh, thông minh, chăm sóc tốt để thế hệ tương lai sau này trở thành những công dân tốt cho đất nước…
Đối mặt với thách thức một cách thông minh: Mỗi gia đình là pháo đài kiên cố giữ gìn giá trị đạo đức gia đình; tránh các tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình; tránh tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ, xâm hại tình dục trẻ em.