Về nội dung tuyên truyền: Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Các kế hoạch, chương trình của UBND tỉnh liên quan đến công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại trẻ em, triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” các kỹ năng can thiệp, tư vấn hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình…
Về hình thức tuyên truyền
Cấp tỉnh:
Tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng như: Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh – Truyền hình, Cổng thông tin Giao tiếp Điện tử tỉnh với 4.000 tin bài; 6 chuyên mục truyền hình “Văn hóa – Gia đình”; Xây dựng chuyên trang dữ liệu “Chung tay Phòng, chống bạo lực gia đình” trên Báo Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin – Điện tử tỉnh;
Tuyên truyền trực quan: In và phát hành 25.000 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền “Phòng, chống bạo lực gia đình”, “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình” nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia Phòng, chống bạo lực gia đình, in 2.000 cuốn “Sổ tay các văn bản quản lý nhà nước về công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình” 700 cuốn “Cẩm nang giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng tránh xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục” phát tới 9 huyện, thành phố, 137 xã, phường, thị trấn và 1.379 thôn, tổ dân phố; Lắp đặt trên 60 cụm pa nô, áp phích, 450 băng zôn, 500 cờ phướn tuyên truyền về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với nhiều hình thức phong phú như hội thi, hội diễn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, gặp mặt biểu dương…nhân ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái 25/11, Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình. Thông qua các hoạt động đó đã tạo sức lan tỏa đến cộng đồng về ý nghĩa, vai trò của gia đình và xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó giúp mỗi tổ chức, cá nhân nhận rõ trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, phát triển bền vững.
Công an tỉnh, tuyên truyền hàng chục lượt tin, bài và 01 chuyên mục phát trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin – Giao tiếp Điện tử tỉnh, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh; Truyền thông về tổng đài 111 và hệ thống cung cấp dịch vụ trẻ em tại địa phương.
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các kỹ năng phòng ngừa cho 6.000 giáo viên và học sinh 12 trường THCS trên dịa bàn tỉnh, in và phát hành 5.000 tờ rơi về phòng ngừa, xử lý các tình huống, hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.
Cổng Thông tin – Giao tiếp Điện tử tỉnh đã đăng gần 500 tin, bài, ảnh, văn bản chính sách pháp luật phản ánh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh tuyên truyền tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của UBND, chỉ thị của Tỉnh ủy về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tăng cường tuyên truyền thông qua Đề án 704 “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, tập huấn cho cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ tại 9 huyện, thành phố về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc …
Cấp huyện, thành phố:
Đài truyền thanh cấp huyện, thành, thị tuyên truyền gần 150 chuyên mục, 350 tin bài về “Văn hóa gia đình” trên Website Cổng thông tin 9 huyện, thành phố; Phát trên Đài truyền thanh các huyện, thành phố gần 300 tin, bài; trên Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn gần 500 tin, bài, 550 băng zôn, cờ phướn.