Biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” có thể coi là biện pháp mạnh mẽ có tính răn đe và giáo dục cao trong phòng, chống BLGĐ, không trái với các công ước, điều ước quốc tế về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 về Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và Công ước số 105 về Xoá bỏ lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Để việc thực hiện biện pháp này có hiệu quả cần thiết phải:
Cần tính đến yếu tố vùng miền, khu vực đô thị – nông thôn, không nên quy định về thời gian bởi bản chất của biện pháp này là để giáo dục, răn đe, không đặt nặng tính hiệu quả của công việc lao động.
Ủy ban nhân dân cấp xã cần bố trí nguồn nhân lực tham gia giám sát và vai trò phối hợp của công an cấp xã trong khi triển khai biện pháp; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người giám sát, phạm vi giám sát, cơ chế xử lý khi có vụ việc phát sinh trong quá trình giám sát; có cơ chế khuyến khích, động viên cho đội ngũ giám sát.
Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi BLGĐ sinh sống; danh mục công việc này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.