Như chúng ta đã biết, gia đìnhlà môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người. Gia đình là một thiết chế xã hội và nó chịu sự tác động của hệ thống chính sách và những biến đổi của xã hội.
Quá trình công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế đã đem lại cho đất nước ta những thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Về lĩnh vực gia đình, kết quả của công cuộc đổi mới đã giúp hàng triệu hộ gia đình thoát nghèo; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận gia đình Việt Nam được nâng cao nhưng đồng thời cũng nảy sinh những thách thức đối với hạnh phúc và sự bền vững của gia đình Việt Nam, trong đó có vấn đề về lối sống và giáo dục gia đình.
Tiếp cận từ cơ sở lý luận giáo dục, có thể hiểu rằng giáo dục gia đình là toàn bộ những tác động của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, trước hết của lớp người trẻ trong mối quan hệ với các môi trường giáo dục khác ngoài gia đình. Đây chính là chức năng giáo dục xã hội hóa của gia đình (Hoa Hữu Vân, chuyên viên cao cấp, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTTDL)
Giáo dục gia đình có đặc điểm riêng là gắn liền với quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục bằng tình yêu thương ruột thịt bởi những mối quan hệ thân thiết giữavợ chồng, cha mẹ, ông bà, anh chị em; trong đó, giáo dục đạo đức, lối sống, cư xử có phép tắctrên kính dưới nhường, hòa thuận anh em là điều cốt lõi của mọi gia đình không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, dù ở nông thôn hay thành thị. Có thể khẳng định,cùng với việc trao truyền kỹ năng sống, kỹ năng lao động sản xuất,giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng nhất của giáo dục gia đình truyền thống và đặc biệt là giáo dục gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Trải qua nhiều năm tháng, kết quả của giáo dục gia đình đã hình thành nên gia phong. Gia phong là nếp nhà trong sự hội tụ của các giá trị văn hóa, các chuẩn mực giá trị của đạo đức nếp sống dân tộc Việt Nam được sàng lọc qua thời gian và tồn tại lâu dài trong một gia đình, một dân tộc – bộ phận hợp thành văn hóa Việt Nam.
Với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình tiếp nhận từ hệ giá trị văn hóa dân tộc đã được lưu giữ trong đời sống tâm hồn, tình cảm của mỗi con người Việt Nam từ khi chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Với chức năng giáo dục, xã hội hóa, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời tác động đến con người một cách trực tiếp và toàn diện nhất.