Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Vai trò của người cha trong gia đình

Vai trò của người cha trong gia đình

15/11/202406/01/2025 - Vụ Gia Đình

Vai trò trụ cột trong gia đình
Quan niệm xã hội quy định người cha giữ vai trò trụ cột trong gia đình, bởi vậy, người cha thường thực hiện các chức năng sau:
Kiếm sống, bảo vệ, chăm sóc các thành viên trong gia đình.
Định hướng các hoạt động của các thành viên trong gia đình.
Quyết định các vấn đề của gia đình trên cơ sở tham khảo ý kiến các thành viên trong gia đình.
Giáo dục, răn đe, uốn nắn, rèn giũa đưa trẻ vào kỷ luật, chăm lo sự phát triển của các con.
Vai trò nuôi dưỡng, chăm sóc con
Người cha tuy ít tham gia chăm sóc con hơn vì những vai trò xã hội mà họ phải đảm nhận, nhưng sự quan tâm và tình cảm của người cha dành cho con sẽ có lợi cho sự cân bằng về tâm lý, tình cảm và sự hình thành nhân cách của trẻ.
Vai trò giáo dục con
Vai trò giới: Ngay từ nhỏ, đứa con đã chịu sự giáo dục của cha rất sâu sắc. Khi có một tình huống xảy ra, đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau tùy theo sự có mặt của cha hay mẹ. Nếu có mẹ ở bên, đứa trẻ sẽ òa khóc, tỏ ra sợ hãi và chờ đợi được dỗ dành; còn nếu bên cạnh là người cha, nó sẽ tỏ ra can đảm hơn bởi ảnh hưởng từ phản ứng bình tĩnh, sự mạnh mẽ của người cha.
Như vậy, ngay từ nhỏ người cha đã tạo cho con những thử thách, yêu cầu, hoàn cảnh để giúp con tự khẳng định mình hơn.
Những đứa trẻ có được sự chăm sóc, giáo dục của cả cha và mẹ thường được kích thích sự phát triển và có khuynh hướng thích ứng xã hội tốt hơn so với những đứa trẻ chỉ gắn bó với bố hoặc mẹ. Trẻ trai thiếu bố thường thể hiện nam tính ít hơn trong các mối quan hệ cũng như thường thể hiện cảm xúc ít hơn so với những trẻ trai có bố.
Vai trò hình mẫu người chồng/ người cha/ người cung cấp nguồn sống: Tự nhiên trao cho người đàn ông sức mạnh thể chất, lòng dũng cảm, khả năng kiếm sống, ý chí độc lập … Vì vậy, người đàn ông mặc nhiên được trao trách nhiệm chăm lo cho gia đình cả về vật chất và tinh thần. Hầu hết trong các gia đình vẫn duy trì quan điểm đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm để phân công trách nhiệm giữa 2 giới.
Trong xã hội hiện đại, vai trò của nam và nữ đã có sự thay đổi cả trong gia đình và ngoài xã hội, đồng nghĩa với trách nhiệm của người cha cũng cần có những điều chỉnh cho phù hợp, đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng của người đàn ông.
Vì thế, để làm tốt được các chức năng đó, người cha cần trở thành hình mẫu cho những đứa con của mình noi theo. Dù người cha ở vị trí nào trong xã hội,nếu làm tốt các chức năng làm cha thì họ vẫn là người cha tuyệt vời của các con, là hình mẫu người chồng, người cha của các con mình trong tương lai.
Tạo dựng kỹ năng kiềm chế, tự kiểm soát hành vi
Người cha ảnh hưởng trực tiếp đến con theo nhiều cách khác nhau, thể hiện ở những khía cạnh:
Khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng tốt hơn nhờ có sự tự tin trước khó khăn; sự tin tưởng vào những suy nghĩ và khả năng thử nghiệm cái mới.
Khả năng thể hiện sự gắn bó về mặt cảm xúc đối với những người khác và tự kiểm soát trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau tốt hơn.
Khả năng nhìn nhận, thể hiện cảm xúc trước những nhu cầu của người khác.
Hình thành một số phẩm chất đạo đức
Tinh thần trách nhiệm, tự lập: Khi chơi đùa với con, người cha thường thiên về việc tổ chức các cuộc thi đua, khuyến khích con phát huy tính độc lập, dám đối mặt với thách thức và chấp nhận mạo hiểm.
Trí thông minh, kỹ năng giải quyết vấn đề: Người cha có khuynh hướng phát triển ở trẻ tư duy logic, tri giác không gian và các năng lực kỹ thuật. Người cha thường tham gia vào các trò chơi xây dựng, lắp ráp, sửa chữa kỹ thuật cơ khí với con trai nhiều hơn so với người mẹ.
Sự phát triển ngôn ngữ, ngôn từ của người cha thường rõ ràng, mạch lạc; quá trình nhận thức các vấn đề trong học tập và cuộc sống nhanh và mạnh dạn sẽ giúp trẻ có thêm các kỹ năng trong tương lai.
Các ông bố thường đặt ra nhiều thách thức hơn, khuyến khích trẻ nhiều hơn, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn ở trẻ, kích thích khả năng ứng phó, tạo ra các giải pháp mới…
Vai trò định hướng nghề nghiệp, định hướng việc làm cho con
Người cha thường có khả năng phân tích, đánh giá năng lực của con và tình hình kinh tế nói chung để tìm ra một giải pháp thích hợp cho con.
Ý kiến của người cha thường có tính quyết định và bao giờ cũng được tôn trọng, các thành viên trong gia đình thường tin tưởng vào khả năng xét đoán của người cha.
Mối quan hệ xã hội rộng rãi của người cha là điều kiện thuận lợi; uy tín của người cha là điều kiện thuận lợi cho việc định hướng nghề nghiệp cho con bởi họ có thể nhận được nhiều lời khuyên, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp về vấn đề đó.

3.8/5 - (31 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

  • Công tác gia đình, thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
  • Thực trạng kiến thức của nam, nữ thanh niên
  • Tiền hôn nhân
  • Long An: Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh đến năm 2030
  • Giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trên cơ sở kế thừa giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống
  • Hải Phòng: Báo cáo Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hàng năm
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?