Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Vai trò của người cao tuổi trong hòa giải mâu thuẫn, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Vai trò của người cao tuổi trong hòa giải mâu thuẫn, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

08/02/202208/07/2022 - Vụ Gia Đình

Hòa giải là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hoạt động hòa giải mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người trên cơ sở đạo đức xã hội và nền tảng pháp luật, nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, hàn gắn vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình, mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân (Sở tư pháp Long An, 2017). Nghiên cứu tại xã Chương Dương cho thấy, hiện nay địa bàn xã có 6 tổ hòa giải cơ sở với vai trò hòa giải mâu thuẫn, xích mích trong cộng đồng dân cư. Theo số liệu thống kê của UBND huyện Thường Tín về kết quả hoạt động của tổ hòa giải cơ sở những năm gần đây cho thấy trên địa bàn xã tiếp nhận 9 vụ việc hòa giải thì có đến 7 vụ việc hòa giải thành. Có thể thấy, khi có xích mích xảy ra trong cộng đồng đa phần người cao tuổi có can ngăn, khuyên giải.
Cũng theo số liệu thống kê của UBND huyện Thường Tín, tính đến ngày 20/9/2016, trong số 36 hòa giải viên trên địa bàn xã thì có 11 người cao tuổi, chiếm 30,6%, 4 trên 5 tổ trưởng tổ hòa giải là người cao tuổi. Tiêu chí lựa chọn hòa giải viên cơ sở là người có uy tín tại địa bàn, được nhân dân quý mến, luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Và người cao tuổi chính là nhóm đối tượng nhận được sự tín nhiệm này.
Có vấn đề gì gây ra mâu thuẫn, xô xát, hiểu nhầm, bà con báo thì mình đến hòa giải thôi. Cả tổ theo bác tổ trưởng đến, lắng nghe họ và mọi người xung quanh để nắm bắt tình hình cụ thể, rồi phân tích giúp họ hiểu ra vấn đề mà tự làm lành với nhau. Đi hòa giải cái chính là phải biết lắng nghe ý kiến từ cả hai phía cháu ạ, tốt nhất là không nói ai đúng ai sai. Họ đang tức giận, mất bình tĩnh, mình nói vậy chỉ tổ đổ thêm dầu vào lửa. (Nữ, 66 tuổi, thành viên Tổ hoà giải của thôn, gia đình 3 thế hệ).
Tại khoản 6 Điều 23 Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 khẳng định “Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng” là một trong những hoạt động mà Đảng, Nhà nước, xã hội và gia đình cần tạo điều kiện để phát huy trí tuệ, kinh nghiệm quý giá và phẩm chất tốt đẹp của người cao tuổi. Như vậy, tham gia vào tổ hòa giải, người cao tuổi đã thể hiện vai trò của mình trong việc hòa giải mâu thuẫn, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Bối cảnh xã hội và pháp lý về người khuyết tật ở Việt Nam
  • Bình Định triển khai phổ biến luật mới và một số nội dung pháp luật về gia đình, trẻ em
  • Hải Dương tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu
  • Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL của tỉnh Lai Châu
  • Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
  • Kế hoạch triển khai, thực hiện công tác gia đình trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?