Tổ chức, cá nhân tham gia hoà giải
Gia đình và họ hàng (con cháu, bố mẹ, anh chị em)
Hàng xóm
Tổ hoà giải tại cộng đồng dân cư
Ban hoà giải xã/phường
Vai trò của các tổ chức, cá nhân
Vai trò của gia đình, họ hàng
Gia đình và họ hàng là người đầu tiên can ngăn giải quyết mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình
Các thành viên tham gia giải quyết bạo lực gia đình gồm có:
+ Con cái và bố mẹ sống chung.
+ Bố mẹ không sống chung và những người họ hàng.
Vai trò và trách nhiệm của con cái ở cùng
Là cầu nối giữa cha và mẹ, thúc đẩy, tạo cơ hội hàn gắn mâu thuẫn vợ chồng.
Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực của bố mẹ.
Nhanh chóng báo tin cho hàng xóm, họ hàng, công an… đến can thiệp, giải cứu, bảo vệ nạn nhân BLGĐ.
Là chỗ dựa tinh thần cho người mẹ, khi nười mẹ là nạn nhân bạo lực gia đình.
Vai trò của hàng xóm
Theo dõi, phát hiện, ngăn chặn sớm các nguy cơ bạo lực gia đình.
Báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết vấn đề bạo lực gia đình.
Là nơi tạm lánh cho nạn nhân BLGĐ.
Tổ hòa giải tại cộng đồng dân cư
Tổ chức hòa giải chính thức ở cộng đồng do nhân dân bầu ra
Tiến hành hòa giải các mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình, cộng đồng, trong đó có BLGĐ khi có yêu cầu
Theo dõi, giám sát người có hành vi BLGĐ, ngăn chặn BLGĐ tái diễn
Vai trò của Ban Hòa giải xã/ phường
Tổ chức hòa giải chính thức của xã/phường;
Tiến hành hòa giải những trường hợp BLGĐ xẩy ra nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng, có nguy cơ tan vỡ gia đình;
Theo dõi, giám sát, giáo dục người có hành vi BLGĐ, ngăn chặn BLGĐ tái diễn;
Trường hợp hòa giải không thành, người trong cuộc muốn ly hôn – Ban Hòa giải nhận đơn ly hôn, phối hợp với cán bộ tư pháp, công an làm các thủ tục chuyển đơn ly hôn lên Tòa án quận/huyện.