Mặc dù theo quy định pháp luật, hành vi quấy rối tình dục bị nghiêm cấm nhưng những thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và các kết quả nghiên cứ diễn ra và hầu hết nạn nhân của quấy rối tình dục là nữ. Khảo sát trực tuyến của ILO và Navisgo đối với 150 ứng viên nhân sự cấp trung tại các doanh nghiệp tư nhân cho thấy, 17 % trong số những người được hỏi cho rằng chính họ hoặc một số người họ biết đã từng nhận được đề nghị liên quan đến tình dục từ cấp trên để đổi lấy các lợi ích tại nơi làm việc. Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy còn 1/2 công ty không có các chính sách phòng, chống quấy rối tình dục như quy định (ILO và IFC, 2017).
“Trong công ty cũng có nhiều người nói giỡn chọc ghẹo người khác làm người ta khó chịu và có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người khác nhưng trong công ty đâu có ai nói là quấy rối đâu, chưa có qui định nào cho việc này” (Tham vấn công nhân, 2018)
Theo khảo sát năm 2014, 87% phụ nữ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho biết họ đã từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng. Khảo sát năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ cho rằng nạn nhân của quấy rối tình dục chủ yếu là phụ nữ, thường ở các vị trí thấp hơn và phụ thuộc vào những người có hành vi quấy rối. Gần đây nhất, tại hội nghị giao ban báo chí qúy 1 tổ chức chiều 4-4 ở Hà Nội, Trưởng ban Nữ công (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, khi công đoàn thành lập đoàn công tác, tổ chức các đợt khảo sát về bình đẳng giới, môi trường làm việc tại các doanh nghiệp ở một số địa phương thì có một số nước công dân cho biết, họ từng bị quấy rối tình dục.
Quấy rối tình dục cũng xảy ra đối với nhóm làm việc ở khu vực phi chính thức và nhóm lao động giúp việc gia đình. Thông tin phỏng vấn nữ lao động giúp việc gia đình cho biết họ đã từng chứng kiến hoặc họ chính là nạn nhân: sờ mó, đụng chạm vào cơ thể, cho tiền để rủ rê đổi chác lấy tình dục, trêu trọc, tán tỉnh thô tục… và nếu không tán thưởng hoặc phản ứng thì sẽ bị chửi rủa, coi thường và dùng những lời nói kỳ thị, xúc phạm. Nguy cơ bị lạm dụng, quấy rối của nhóm lao động này khá cao bởi đặc thù công việc là đi lại nhiều khu vực khác nhau, gặp nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau, làm việc trong hộ gia đình.
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được cho là mang lại những hậu quả nặng nề về cả mặt kinh tế và xã hội. Về mặt kinh tế, năng suất của các doanh nghiệp bị giảm vì quấy rối tình dục làm suy yếu nền móng mà dựa vào đó là các mối quan hệ lao động được vun đắp. Đề cập đến những tác động của quấy rối tình dục tại nơi làm việc đến hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chương trình Better Work 2013 tiến hành một nghiên cứu về tác hại của quấy rối tình dục dựa vào các khảo sát tại 4 nước đang phát triển bao gồm Haiti, Jordan, Nicaragua và Việt Nam. Nghiên cứu phát hiện rằng, quấy rối tình dục có tương quan thuận với thời gian hoàn thành mục tiêu sản xuất và mối lo ngại về sự lãnh đạo nhà máy đối với hiệu quả sản xuất thấp. Quấy rối tình dục còn làm tăng biến đổi nhân sự và việc tăng lương cần thiết để giữ chân người lao động.