Ngày 15 tháng 11 năm 2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã ban hành văn bản số 1090/SVHTTDL-NSVHGĐ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc góp ý dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình cơ bản nhất trí với các dự thảo; tuy nhiên để hoàn thiện, Sở VHTTDL chỉnh sửa một số nội dung, cụ thể như sau:
Đối với dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
Tại Khoản 3, Điều 3, Chương I, dòng cuối cùng thêm từ luật trong cụm từ “quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”.
Tại Mục d, Khoản 6, Điều 3, Chương I: “Đánh bạc, nghiện game, người không có thu nhập ổn định; người sống trong gia đình có bạo lực”. Nên sửa lại thành “Đánh bạc, nghiện các trò chơi điện tử, người không có thu nhập ổn định; người sống trong gia đình có bạo lực”.
Tại Khoản 7, 8, 9, Điều 4, Chương I: Cưỡng ép quan hệ tình dục.
Cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không
mong muốn. Cưỡng ép nghe, xem âm thanh, hình ảnh khiêu dâm.
Nên gộp thành một khoản “Cưỡng ép nghe, xem âm thanh, hình ảnh khiêu dâm; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không mong muốn”.
Tại Khoản 12, 13 Điều 4, Chương I: Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ. Kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Nên gộp thành một khoản “Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; Kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính”.
Tại Khoản 1, Điều 28, Chương III: “Các hòa giải viên ngoài đáp ứng ….. và kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực giới trong gia đình” Đề nghị bỏ cụm từ “bạo lực giới trong gia đình” vì phòng, chống bạo lực gia đình đã bao gồm bạo lực giới trong gia đình.
Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 29, Chương IV: Đề nghị sửa thành: Tổng đài đường dây quốc gia… Đồng thời, quy định rõ số điện thoại tổng đài đường dây quốc gia tiếp nhận thông tin phòng, chống bạo lực gia đình.
Đề nghị bỏ Khoản 1, Điều 43, Chương IV vì nội dung này đã được quy định tại Điều 61. Đồng thời, sửa tên điều này thành: Tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho người bị bạo lực gia đình.