Số liệu của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2017, có 832 vụ bạo lực và xâm hại tình dục, trong đó có 116 em bị bạo lực và 716 em bị xâm hại tình dục. Tỷ lệ trẻ em nữ là nạn nhân vụ bạo lực và xâm hại tình dục chiếm 92%. Trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện trên toàn quốc đã xét xử 1.880 vụ xâm hại trẻ em với 1.976 bị cáo. Thời gian qua các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em với tính chất nghiêm trọng diễn ra ở một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí minh, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu… thu hút sự quan tâm của dư luận. (Đăng trên Báo Lao động ngày 30/9/2017)
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm, cả nước phát hiện khoảng 2.000 trương hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Đại đa số vụ việc liên quan đến trẻ em đã bị xử lý. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo Bộ, số vụ việc được phát hiện chưa phản ánh đúng tình trạng bạo lực, xâm hại ở nước ta hiện nay.
Theo thống kê của Bộ Công an, trong 5 năm, từ 2013 đến 2017, mỗi năm bình quân có 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện. Theo số liệu của 63 tỉnh, thành phố năm 2018, toàn quốc phát hiện 1.547 vụ xâm hại trẻ em, với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em. Trong đó, số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ (chiếm 82% tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em. Đặc biệt, có tới 43 vụ án giết trẻ em rất dã man. Nơi xảy ra nhiều vụ án xâm hại trẻ em nhất là hai đô thị lớn: Hà Nội (88 vụ), TP Hồ Chí Minh (77 vụ).