Ngày 04 tháng 9 năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Báo cáo số 1410/BC-SVHTTDL về việc Tổng kết chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2010-2020
Để đạt những thành công khi thực hiện “Chương trình Thực hiện chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trước hết là có sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, đã kiên quyết thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Thuận lợi trong công tác chỉ đạo thực hiện, đồng bộ giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành và đoàn thể trong việc thực hiện công tác gia đình. Xây dựng và phát triển gia đình là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, không riêng của một cá nhân hay một ngành nào. Do đó, huy động cả một hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân vào cuộc có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công các mục tiêu đề ra.
Tỉnh đã chủ động xây dựng các kế hoạch hàng năm, giai đoạn 5 năm để thực hiện công tác gia đình với nhiều giải pháp thực hiện để vừa phát triển kinh tế vừa có một xã hội phát triển bền vững, tiến bộ. Bằng các chính sách thu hút vốn đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, an sinh xã hội; đầu tư và phát triển hệ thống giáo dục các cấp; chăm lo các hộ gia
đình chính sách, người có công, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn; hệ thống y tế cộng đồng cũng được đầu tư rộng khắp…Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế, tăng cường các hoạt động văn hóa làm phong phú đời sống tinh thần người dân, tạo các điều kiện thuận lợi để nhân dân có thể làm kinh tế và thụ hưởng những chính sách
của nhà nước mang lại. Song song với những việc làm đó, công tác tuyên truyền, vận động người dân sống và làm theo pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân gia đình; Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; xử lý nghiêm và kịp thời các vụ việc bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em và người già, xâm hại trẻ em…tránh tạo dư luận ảnh hưởng không tốt trong cộng đồng.
Vai trò của Ban chỉ đạo công tác gia đình cấp xã là rất quan trọng trong thực hiện các giải pháp mục tiêu, góp phần thành công trong việc thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg, Nghị quyết số 81/NQ-CP, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP. Vận động các thành viên Ban Chủ nhiệm ở từng ấp/khu phố cùng tham gia, phát triển và duy trì hệ thống đường dây nóng về bạo lực gia đình, các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của gia đình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội; trách nhiệm của gia đình đối với cộng đồng và từng thành viên trong gia đình của một số cấp lãnh đạo và Nhân dân có lúc, có nơi chưa chú trọng, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công tác gia đình, PCBLGĐ tại cơ sở.
Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương là thành viên BCĐ công tác gia đình có lúc, có nơi thiếu đồng bộ, chưa phát huy chưa hiệu quả. Một số đơn vị chưa thực hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Quản lý của một số ngành về số liệu có liên quan đến công tác gia đình chưa đầy đủ.
Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở cấp huyện và cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, nghiệp vụ công tác gia đình không chuyên sâu và thường xuyên thay đổi (nhất là cấp cơ sở) nên công tác tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả chưa cao…