Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Thực trạng trẻ em bị xâm hại

Thực trạng trẻ em bị xâm hại

05/09/201902/10/2019 - Vụ Gia Đình

Trong 02 năm 2017 – 2018, toàn quốc xảy ra 3.139 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em với 3.221 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 2.643 vụ xâm hại tình dục với 2.690 trẻ em bị xâm hại tình dục; 3 tháng đầu năm 2019 đã xử lý 310 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em với 325 trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Số lượng các vụ việc xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện, xử lý có giảm nhưng không nhiều, tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Trẻ em bị xâm hại tình dục xảy ra ở nhiều độ tuổi, do nhiều loại đối tượng gây ra, trong đó phần lớn là người quen, họ hàng, hàng xóm, không chỉ người Việt Nam mà cả người nước ngoài và có cả trường hợp xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Nhiều vụ việc gia đình không cung cấp thông tin, thông báo, tố giác tới các cơ quan chức năng, vì sợ ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình; thủ phạm có sự đe dọa hoặc dùng tiền mua chuộc, hòa giải với gia đình của nạn nhân.
Bạo lực, xâm hại tình dục gây tổn thương nặng nề đến cả thể chất và tinh thần trẻ em, thậm chí làm trẻ em bị tử vong hoặc khiến trẻ em phải tự tử. Trong năm 2017, 2018, một số vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội: Em gái 11 tuổi bị cả cha đẻ và ông nội xâm hại tình dục tại Vĩnh Long. Trẻ em tại trường mầm non Mầm Xanh (thành phố Hồ Chí Minh) và cơ sở Mẹ Mười (thành phố Đà Nẵng) bị bạo lực. Cả cha đẻ và mẹ kế bạo hành, không cho trẻ đi học trong thời gian dài (Hà Nội). Em gái 13 tuổi tự tử sau khi bị người hàng xóm xâm hại tình dục nhiều lần (Cà Mau). Nhiều vụ dâm ô trẻ em tại Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
Bạo lực học đường diễn ra ngày càng nhiều, học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, thầy cô giáo có hành vi bạo lực đối với học sinh, bạo lực trong các cơ sở giáo dục mầm non gây bức xúc trong dư luận xã hội như: trẻ em tại trường Mầm non Hoa Bách Hợp (tỉnh Long An) bị bảo mẫu nhồi nhét thức ăn, liên tục đánh vào đầu; học sinh trường Tiểu học tỉnh Quảng Bình bị cô giáo viên chủ nhiệm bạo lực dẫn đến “chấn động sọ não” phải nhập viện điều trị; Vụ việc cô giáo tại trường trung học cơ sở của thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đánh 22 em học sinh lớp 8; Vụ việc thầy giáo chủ nhiệm lớp 5, Trường tiểu học Tiên Sơn (tỉnh Bắc Giang) có hành vi không đúng chuẩn mực (sờ soạng, đụng vào vùng nhạy cảm) với 13 học sinh nữ lớp 5 do giáo viên này giảng dạy; Một nữ sinh lớp 9 tại trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) bị nhóm 5 em nữ sinh khác lột quần áo, đánh đấm liên tiếp vào vùng mặt phải nhập viện để điều trị; một nữ sinh tại trường THPT Tử Đà, tỉnh Phú Thọ bị 04 bạn cùng lớp đánh hội đồng dẫn đến chấn thương tâm lý, không thể nói chuyện được.
(Theo Cục Trẻ em-Bộ LĐTBXH)

Đánh giá của độc giả post

Bài viết cùng chủ đề

  • Cao Bằng: Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg
  • Tỉnh Hà Giang báo cáo công tác gia đình năm 2021, Phương hướng năm 2022
  • Đắk Nông triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030
  • Thành lập Ban Tổ chức Hội thảo “Vai trò, trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em”
  • Bài học kinh nghiệm trong công tác truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?