Bạo lực trên cơ sở giới trong khuôn khổ bài viết này được đề cập là bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (PNTEG). Bạo lực giới (BLG) là bất kỳ hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về tinh thần, về tình dục hay tâm lý hoặc những đau khổ cho phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư. Xảy ra dưới nhiều hình thức như: bạo lực trong gia đình, tảo hôn, ép hôn, lạm dụng tình dục trẻ em, mại dâm cưỡng bức, quấy rối tình dục, nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi. Bài viết sẽ tập trung vào ba hình thức BLG phổ biến ở Việt Nam là bạo lực gia đình, mua bán người và xâm hại tình dục.
Ở Việt Nam, nghiên cứu quốc gia ngay từ năm 2010 cho thấy có tới 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực và tinh thần nhưng có đến 87% nạn nhân bạo lực giới không tìm kiếm sự giúp đỡ nào. Có đến 51% phụ nữ thừa nhận rằng họ đã từng bị quấy rối tình dục ít nhất một lần; 87% bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng, 10% bị cưỡng ép tình dục, 30% là người làm nghề mại dâm từng là nạn nhân bạo lực giới và 22% bị ép buộc tình dục. (Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, Tổng cục Thống kê 2010)
Tại Việt Nam, giai đoạn 2011 đến 2016, mỗi ngày trung bình có bốn người bị mua bán, trong đó phụ nữ chiếm 96,4%, nam giới 3,6%. Trong số đó nạn nhân tự trở về chiếm 61,2%, chỉ có 38,8 % nạn nhân được giải cứu, trao trả.
Về xâm hại tình dục, cứ 4 trẻ em gái hoặc cứ 6 trẻ trai thì có một em bị xâm hại tình dục, 93% vụ việc thủ phạm biết nạn nhân bạo lực giới, 95% thủ phạm là nam giới, gây ra 20% số vụ xâm hại trẻ trai và 5% số vụ xâm hại trẻ gái. Trung bình mỗi năm, cả nước báo cáo xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục, năm sau thường cao hơn năm trước, trong đó, số trẻ em bị hiếp dâm chiếm 65%. Trung bình cứ 8 giờ sẽ có một trẻ bị xâm hại tình dục (Bộ LĐ – TB&XH 2014). Theo khảo sát của Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH), 29% người Việt Nam ở Đà Nẵng tham gia nghiên cứu đã bị lừa bởi người lạ, 36% bị bạo lực bởi người quen và 25% bạo lực bởi các thành viên trong gia đình; Theo khảo sát của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC): cứ 10 người phụ nữ khuyết tật thì có 4 người đã từng bị ít nhất một lần hình thức bạo lực tình dục.