Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nói chung và phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của tội phạm buôn bán người nói riêng là vấn đề được quan tâm thực hiện ngay từ khi tổ chức trợ giúp pháp lý được thành lập và đi vào hoạt động đến nay. Trên cơ sở các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật của Việt Nam, Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp và các Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý; trong đó có các hoạt động trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng đặc thù là phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán, bị bạo lực gia đình.
Trong thời gian qua, các Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho nữ giới thuộc diện trợ giúp pháp lý, kết quả đạt được như sau:
Năm 2008 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 54.589 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 127.998 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 42,65%).
Năm 2009 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 45.561 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 108.298 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 42,07%).
Năm 2010 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 39.791 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 94.576 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 42,07%).
Năm 2011 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 43.147 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 83.336 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 51,77%).
Năm 2012 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 51.232 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 103.378 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 49,56%).
Năm 2013 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 63.492 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 130.808 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 48,54%).
Năm 2014 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 60.809 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 130.224 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 46,70%).
Năm 2015 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 65.567 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 142.660 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 50,35%).
Năm 2016 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 42.839 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 90.724 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 47,22%).
Năm 2017 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 41.416 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 87.268 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 47,45%).
Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018 thực hiện trợ giúp pháp lý cho 10.964 người được trợ giúp pháp lý là nữ giới trên tổng số 25.702 người được trợ giúp pháp lý (chiếm 42,65%).
Tính riêng trong năm 2016, năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý cho 600 nạn nhân của bạo lực gia đình.