Cần tập trung hỗ trợ trợ trong đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp hộ gia đình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (chất lượng cao) và tiêu dùng hợp lý. Tạo điều kiện và khuyến khích các hộ gia đình tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực gia đình, doanh nghiệp; khai thông nhiều quan hệ xã hội, các nguồn vốn xã hội. Các gia đình trung lưu coi tính năng động tính tích cực của các thành viên gia đình là yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế gia đình. Vì thế cần hướng đến một hệ thống giáo dục khuyến khích tính sáng tạo, năng động của thế hệ trẻ, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp của các gia đình trẻ.
Những yếu tố chính sách/thể chế đang có tác động tới kinh tế của gia đình trung lưu. Cần tiếp tục hoàn thiện nhanh môi trường thể chế đầu tư sản xuất kinh doanh minh bạch, tạo cơ hội kinh tế công bằng cho gia đình trung lưu sẽ cho hiệu quả nhanh hơn.
Hoạt động kinh tế của đa số các gia đình trung lưu thuộc quy mô hộ gia đình hoặc khu vực kinh tế không chính thức. Tuy nhiên các nguồn lực về tài chính, đất đai, công nghệ, con người tiếp cận thị trường… của các gia đình này còn nhiều hạn chế. Vì thế cần hỗ trợ về thể chế tạo thuận lợi đối với khu vực này như ưu đãi về tín dụng, thuê đất mở nhà xưởng, trang trại tiếp cận thị trường đặc biệt là đầu ra và chuyển dịch sang khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế chính thức.
Các gia đình trung lưu nông dân còn chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng dư địa cho phát triển và cơ hội còn nhiều. Cần khuyến khích vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp/kinh doanh theo mô hình trang trại chuyên canh, thực phẩm sạch/hữu cơ, cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất… hỗ trợ về tiếp cận công nghệ cao tín dụng đất đai đầu ra cho sản xuất…
Thúc đẩy sự phát triển các gia đình trung lưu lớp trên tại khu vực nông thôn, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
(Theo báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam – gửi kèm Văn bản số 1997/KHXH-QLKH ngày 09/10/2019 của Viện HLKH)