Ngày 23 tháng 9 năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đã có báo cáo số 223-BC/SVHTTDL về việc sơ kết 05 năm thực hiện Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Qua 05 năm triển khai thực hiện Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL ngày 29/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả: Các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò của gia đình và phòng chống bạo lực gia đình; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Trung ương được triển khai đầy đủ, kịp thời; Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp thường xuyên được kiện toàn; việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện đúng theo quy định.
Quá trình triển khai, thực hiện Thông tư số 07/2017/TT-BVHTTDL đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ làm công tác gia đình từ cấp tỉnh đến cơ sở.
Việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản chỉ đạo của Trung ương trên địa bàn tỉnh được thực hiện đồng bộ; Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp được thành lập, củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong triển khai, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến; Lồng ghép thực hiện công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào, cuộc vận động khác. Quan tâm tổ chức các hoạt động hội thi, liên hoan văn nghệ, thể thao, họp mặt, tọa đàm, giao lưu các gia đình văn hóa tiêu biểu trong thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Bên cạnh các điều kiện thuận lợi, việc triển khai TT số 07 vẫn còn gặp một số khó khăn như cán bộ làm công tác gia đình cấp huyện, cấp xã phải kiêm nhiều công việc, do vậy việc tổng hợp thông tin báo cáo đôi lúc chưa kịp thời gian quy định; cán bộ phụ trách công tác gia đình cấp xã, phường, thị trấn thường xuyên luân chuyển; tại các xóm, tổ dân phố chưa có đội ngũ cộng tác viên gia đình; Không có kinh phí cho việc thống kê, thu thập số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Trình độ nhận thức và sự hiểu hiểu biết của người dân về phòng, chống bạo lực gia đình của một bộ phận của người dân chưa cao; định kiến giới vẫn tồn tại, tâm lý e ngại của phần lớn các chị em, phụ nữ khi có bạo lực gia đình vẫn coi là chuyện riêng của gia đình, không dám báo cáo cho chính quyền địa phương; Mẫu biểu tổng hợp thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình có quá nhiều chỉ số, vì vậy khó thống kê, tổng hợp; có những vụ bạo lực gia đình không thể tách biệt giữa các hình thức là bạo lực tinh thần, thân thể, tình dục hay kinh tế; khó phân biệt giữa “số hộ có bạo lực gia đình” và “số vụ bạo lực gia đình”.