Thuận lợi:
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế, chính sách liên quan công tác gia đình nói chung phù hợp với tình hình thực tiễn, thiết thực.
Công tác gia đình và PCBLGĐ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh, các địa phương.
Tồn tại, hạn chế:
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều kế hoạch, hoạt động triển khai công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình từ tỉnh đến cơ sở không thể triển khai thực hiện.
Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phòng, chống bạo lực gia đình chưa được thường xuyên, sâu rộng. Công tác phối hợp phạm vi còn hạn hẹp, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Công tác báo cáo, thống kê số liệu về gia đình và bạo lực gia đình chưa đảm bảo theo quy định. Một số vụ bạo lực gia đình xảy ra không được tố giác hoặc không được phát hiện kịp thời.