Để thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất 06 giải pháp chính như:
Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo của của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Quy định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương để tình trạng bạo lực gia đình xảy ra.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và hệ thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi gia đình, chú trọng giải quyết việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, tạo điều kiện để gia đình tiếp cận với các dịch vụ xã hội, đặc biệt đối với các gia đình của người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn. Chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, ly hôn, trẻ em bị xâm hại, bạo lực…
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp.
Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể; đồng thời, huy động các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế tích cực tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, dự báo về gia đình, nhất là nghiên cứu các giá trị truyền thống và những giá trị mới, tiên tiến của gia đình; nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; áp dụng các kết quả nghiên cứu để giải quyết những thách thức trong lĩnh vực gia đình; dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới.