Thực hiện Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020, với chức năng là cơ quan thông tấn Nhà nước, từ năm 2014 đến nay, TTXVN đã tăng cường tuyên truyền về PCBLGĐ. Ngoài thông tin thường xuyên, các đơn vị của TTXVN tập trung tuyên truyền đậm về PCBLGÐ, nhất là vào các dịp nhân Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam hàng năm. Các đơn vị chủ lực của TTXVN đã phối hợp xây dựng các chuyên mục, chuyên đề; đổi mới hình thức thông tin về PCBLGĐ để thu hút người đọc, người xem, tăng hiệu quả tuyên truyền. Trong 6 năm qua, các đơn vị của TTXVN đã thực hiện gần 1.500 tin, bài văn bản; hơn 4.600 ảnh; gần 100 tin, phản ánh, phóng sự, talk truyền hình; 25 đồ họa về các nội dung liên PCBLGĐ. Thông tin của TTXVN đã góp phần phổ biến, giáo dục, thay đổi nhận thức, hành vi và thúc đẩy thực hiện Chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020, định hướng cho công chúng nắm rõ và chung tay hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, xây dựng xã hội tốt đẹp.
Các đơn vị chủ lực của TTXVN bám sát, Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính, thông tin về PCBLGĐ với các nội dung chính:
Các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là Chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020; các nội dung của Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Các hoạt động PCBLGĐ như: Tập huấn công tác phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ, cộng tác viên; Phát động chiến dịch truyền thông tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương; Hội nghị truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội tại các địa phương.
Giới thiệu, tôn vinh nét đẹp trong văn hóa gia đình Việt; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; mô hình Đội phản ứng nhanh và các mô hình khác về phòng, chống bạo lực gia đình khác tại các địa phương; thực trạng, vai trò của gia đình trong bối cảnh hiện nay; văn hóa ứng xử, phòng, chống bạo lực gia đình; vấn đề bình đẳng giới. Các mô hình kết nối nguồn lực, cung cấp dịch vụ cho trẻ em và gia đình nhằm hạn chế tình trạng trẻ tham gia lao động sớm; giúp phòng ngừa các vấn để liên quan đến bao lực, xâm hại, tai nan thương tích trong nhóm trẻ. Phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; các vụ việc về bạo hành phụ nữ và trẻ em bị phát hiện xử lý; xét xử các vụ án dâm ô trẻ em, bạo lực gia đình; hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân bạo lực gia đình. Biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình có đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.