Theo đó, Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình là hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong phòng, chống bạo lực gia đình mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình gồm 2 loại: hành vi bạo lực gia đình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Các hành vi khác vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP gồm: hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình; hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình; hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình; hành vi tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi; hành vi vi phạm quy định về đăng ký thành lập cơ sở hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã