Ngày 05 tháng 12 năm 2022, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh đã có Công văn số 5723/SVHTT-XDNSVHGĐ gửi Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc góp ý Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế – kỹ thuật và hướng dẫn triển khai tổ chức các sự kiện của Việt Nam và quốc tế liên quan đến lĩnh vực gia đình
Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị bổ sung một số định mức kinh tế-kỹ thuật, cụ thể như sau:
Đề nghị làm rõ khái niệm “Sự kiện quốc tế” gồm sự kiện quốc tế tại Việt Nam và sự kiện Việt Nam tại các nước trên Thế giới (chia làm nhiều nhóm: các nước phát triển, các nước đang phát triển, các nước kém phát triển).
Đề nghị thêm các nội dung vào những mục tại Điều 11 gồm: Đề nghị thêm vào “Cấp có thẩm quyền hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định định mức số lượng trong trường hợp định mức thực tế vượt quá số lượng quy định tại thông tư này”. Đề nghị thêm vào “Cấp có thẩm quyền hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định định mức số lượng trong trường hợp định mức thực tế vượt quá số lượng quy định tại thông tư này”: Thù lao báo cáo viên 1 người/buổi; Thù lao báo cáo chuyên đề 40 chuyê đề/sự kiện; nước uống 600 phần; nhân bản tài liệu 600 bộ; Định mức huy động lực lượng, tham gia cổ vũ 600 người; bàn 10 chiếc; ghế 600 chiếc; Người dẫn chương trình 02 người/buổi; Xe vận chuyển đạo cụ, nhạc cụ, vật dụng phục vụ sự kiện (đi và về) khứ hồi (02 chiều); Xe vận chuyển ca sĩ, diễn viên, nhóm ca, vũ đoàn (đi và về) khứ hồi (02 chiều); Kịch bản tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật 60 phút; Diễn viên chính 20 người; Diễn viên phụ 60 người; Vũ đoàn hoạt cảnh mở đầu và kết thúc 60; Nhóm ca 20; Ca sĩ 100.
Công tác hòa giải mâu thuẫn thành viên trong gia đình; chi tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Chi tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Tiền ăn, thuê phòng nghỉ, đi lại cho học viên: cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, hòa giải viên và các đối tượng khác là những người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố, cá nhân uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở thực hiện theo mức chi hỗ trợ.
Chi thuê chuyên gia biên soạn, biên dịch, phát hành tài liệu phục vụ công tác hòa giải vụ bạo lực gia đình và hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: Biên soạn, biên dịch, phát hành tài liệu bài giảng (chi viết tài liệu 100 trang A4; Chi sửa chữa, biên tập tổng thể 100 trang A4; Chi thẩm định nhận xét 100) Chi thuê chuyên gia biên soạn sách, tài liệu hệ thống hóa các văn bản pháp luật (Chi viết tài liệu 300, chi sửa chữa, biên tập tổng thể 300, Chi thẩm định nhận xét 300). Chi xây dựng tình huống giải đáp pháp luật bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định (tình huống đã hoàn thành 500); Chi xây dựng tờ gấp pháp luật bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định ( tờ gấp đã hoàn thành 10); Chi xây dựng câu chuyện pháp luật bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định (câu chuyện đã hoàn thành 100); Chi xây dựng tiểu phẩm pháp luật bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định (50/5.000.000/ tiểu phẩm đã hoàn thành); Chi biên dịch các tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở sang tiếng dân tộc thiểu số, sang tiếng nước ngoài và ngược lại (Tiếng Anh hoặc tiếng của một số nước thuộc EU sang tiếng Việt 300 trang A4; Tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc khối EU 300 trang A4; Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông, tiếng dân tộc thiểu số: định mức biên dịch được phép tăng tối đa 30% so với định mức chi biên dịch nêu trên trang A4; Chi in ấn các ẩn phẩm, tài liệu; sản xuất, phát hành phục vụ công tác hòa giải vụ bạo lực gia đình; thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, tập san, bản tin, thông tin lưu động về hòa giải ở cơ sở thực hiện theo định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự và theo chứng từ chi thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm, trường hợp thuộc diện phải đấu thầu thì thực hiện theo quy định đấu thầu; Chi hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ phát lại các chương trình, chuyên mục hòa giải ở cơ sở trên sóng phát thanh, truyền hình, tuyên truyền pháp luật; Biên soạn, biên tập tài liệu phát thanh). Chi tổ chức cuộc thi về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải bạo lực gia đình ở cơ sở và tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (Biên soạn đề thi trắc nghiệm 300 câu; Biên soạn đề thi dạng tình huống; Thẩm định, duyệt đề trắc nghiệm 300 câu; Chi bồi dưỡng chấm thi trắc nghiệm 300 câu; Chi bồi dưỡng chấm thi viết 100 tình hướng/bai; Chi bồi dưỡng chấm thi sân khấu hóa 10 người/ngày; Chi hỗ trợ tiền ăn cho thành viên ban tổ chức, hội đồng thi trong những ngày tổ chức cuộc thi 60 buổi; Chi hỗ trợ tiền ăn cho thí sinh dự thi – là người không hưởng lương từ ngân sách); Chi đặc thù đối với cuộc thi sân khấu, sân khấu hóa, thi trên internet (Thuê người dẫn chương trình 2 người/ngày; Thuê hội trường, các thiết bị phục vụ cuộc thi; Thuê văn nghệ, diễn viên 100 người/ngày; Thu thập thông tin, tư liệu, cơ sở dữ liệu, chi giải thưởng) Chi bầu chọn hòa giải viên (Văn phòng phẩm, tài liệu, nước uống, bồi dưỡng phục vụ công tác hòa giải; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật)
Công tác thông tin, truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; Chi xây dựng chương trình, chuyên mục; in ấn các ấn phẩm, tài liệu; sản xuất, phát hành các băng rôn, khẩu hiệu, băng, đĩa để phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin, thực hiện theo định mức, đơn giá của các ngành có công việc tương tự và theo chứng từ chi thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hằng năm).