Bên cạnh hành vi bạo hành về thân thể dễ nhận thấy, bạo lực tinh thần cũng gây ra những tác hại khôn lường. Đối với trẻ em, khi bị bảo hành về tinh thần sẽ ảnh hưởng xấu về tâm lý, thậm chí nảy sinh những tiêu cực ở bản thân. Vì vậy cần loại bỏ bạo lực tinh thần trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội để trẻ được học tập và sống trong hạnh phúc.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mỗi năm ở Việt Nam trung bình có hơn 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp.
Nghiên cứu của Bộ công an đối với 2.000 học viên tại các trường giáo dưỡng, khoảng 50% trường hợp có tuổi thơ từng sống trong tình trạng khó khăn của cha mẹ. Tất cả những hình thức bạo hành trẻ em dù là tinh thần, hay thể chất đều gây ra những hiệu ứng tiêu cực.
Trong đó, một số trường hợp, sức khỏe thể chất và trí nhớ của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, 3/4 trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 4 trên toàn thế giới khoảng 300.000.000 em từng hứng chịu các hành vi gây sức ép về tâm lý họ bị trừng phạt về thể xác.
Các dấu hiệu trẻ bị bạo hành về tinh thần: Trẻ hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, có những rối loạn về tâm lý và cảm xúc. Vì vậy, trẻ có xu hướng hay thu mình, lâu dài trẻ bị thui chột khả năng sáng tạo của bản thân. Với những trường hợp bị bạo lực tinh thần nặng nề từ những người thân, các em sẽ mất niềm tin vào cuộc sống. Toàn xã hội hãy quan tâm đến trẻ để kịp phát hiện và ngăn ngừa tất cả những hình thức bạo lực trong đó có bạo lực về tinh thần.
Với trẻ bị bạo lực về thân thể, những người xung quanh nhận diện rõ hơn. Còn bạo lực về tinh thần lại thường âm ỉ, ít biểu hiện ra bên ngoài, do đó việc phát hiện để giúp các em thoát khỏi tình trạng này cũng không phải dễ dàng.
Nhiều em bị chính cha mẹ của mình bạo lực tinh thần cả thời gian dài mà những người sống gần gũi cũng không biết. Nhiều gia đình vẫn coi việc mắng mỏ, chê bai, ma sát con cái là một trong những biện pháp để giáo dục chúng.
Những câu mắng như: ” Mày chỉ là đồ bỏ đi ” hay ” Cùng là con cái vậy mà mày dốt quá không giống anh (em) trong nhà…”. Họ không nhận thức thấy mối nguy hại tới những lời mắng chửi đó sẽ khiến các con lớn lên trong sự tự ti, nhút nhát. Thường những đứa trẻ đó sẽ tổn thương về tâm lý, chán ghét chính gia đình mình, thậm chí hơn cả anh em khi bị đem ra so sánh.
Một số phụ huynh có con học mầm non chia sẻ: muốn có con ăn nhanh, hết suất, các cô giáo thường hù dọa để thúc ép trẻ. Nặng nề hơn, khi con trẻ tè dầm, có cô lại cho cả lớp đứng ra biêu xấu, tẩy chay trẻ… Vô hình chung những hành động, ngôn ngữ không chuẩn mực đó tạo ra áp lực tinh thần khiến trẻ rơi vào trạng thái buồn phiền lo sợ. Nhiều trẻ đêm về mơ ngủ vẫn tỏ ra sợ sệt vì những chuyện đã xảy ra ở lớp.