Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể nội dung sau khi sửa đổi, bổ sung là:
Hòa giải không phải là biện pháp xử lý vụ việc bạo lực gia đình, không thay thế biện pháp xử lý hành chính, hình sự và các biện pháp xử lý khác.
Chủ động, kịp thời, kiên trì hòa giải trên cơ sở tôn trọng sự tự nguyện của các bên và bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Việc hòa giải phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Khách quan, bình đẳng, công minh, có lý, có tình.
Giữ bí mật thông tin về thân nhân của các bên tham gia.
Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ để hoạt động hòa giải có hiệu quả; khuyến khích việc mời người được đào tạo về công tác xã hội, tâm lý, người có kinh nghiệm tham gia các hoạt động hòa giải.
Thành viên tổ hòa giải cơ sở tham gia hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Luật này.