Về tồn tại hạn chế: Công tác tuyên truyền tuy đã được đẩy mạnh, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tài liệu tuyên truyền về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình chưa phong phú. Việc tuyên truyền ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, một số gia đình chưa quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, ấm no, phát triển bền vững; Một số ấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm chỉ đạo hoặc có quan tâm nhưng chưa sâu sát.
Giải pháp khắc phục: Các cấp, các ngành, UBND huyện, thành phố tập trung chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với công tác gia đình, đưa các nội dung của công tác gia đình vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương; tiếp tục đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và quán triệt sâu sắc Chỉ thị 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép các hoạt động trong công tác gia đình với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…