Để huy động mọi lực lượng xã hội tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, Luật có quy định trách nhiệm của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế trong phòng, chống bạo lực gia đình (Điều 54) như sau:
“Điều 54. Trách nhiệm của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế
1. Tham gia giám sát việc thực hiện Luật này.
2. Vận động, ủng hộ nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Tham gia tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân cam kết không có hành vi bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc.
4. Tham gia tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình.
5. Tiếp nhận, thu thập thông tin từ thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân và xã hội để phản ánh, kiến nghị, tư vấn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”.
Quy định này nhằm huy động thêm nguồn nhân lực ch phòng, chống BLGĐ ngoài nguồn lực từ các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.