Từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau đã cho ta thấy bức tranh khá phong phú, đa dạng gồm nhiều loại hình gia đình. Ở đây chỉ xin liệt kê theo tên thường gọi, như: gia đình truyền thống; gia đình hiện đại; gia đình hạt nhân (hai thế hệ); gia đình mở rộng (ba thế hệ trở lên); gia đình khuyết (thiếu vắng một trong hai giới); gia đình “ghép lại”; gia đình đa văn hóa (xuyên châu lục); hay gia đình điển hình theo cơ cấu vùng miền lãnh thổ – sinh thái nhân văn (nông thôn; đô thị; miền núi; trung du; đồng bằng; ven biển); Gia đình theo cơ cấu nghề nghiệp (cơ cấu ngành nghề của các thành phần xã hội); Gia đình theo mức đo về kinh tế (giàu, khá, trung bình, nghèo); Gia đình theo cấu trúc nhóm tuổi (vòng đời của gia đình); Gia đình theo tín ngưỡng tôn giáo; Gia đình theo cơ cấu tộc người, gia đình dòng máu, gia đình huyết thống; Gia đình đặc trưng “vùng văn hóa: Bắc – Trung – Nam” theo chiều dài đất nước Việt.
Định đạng, khu trú phạm vi nghiên cứu giá trị, chuyển dịch giá trị trong mỗi nhóm loại hình gia đình nào có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong thực tiễn.