“Quản lý nhà nước về gia đình là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước thông qua hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, bằng hệ thống luật pháp, chính sách, liên quan đến gia đình để điều chỉnh, tác động đến quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình, giúp gia đình thực hiện đầy đủ các chức năng của mình và vận hành theo đúng mục tiêu, định hướng của nhà nước.”
Quản lý nhà nước về gia đình thực chất là việc thực thi luật pháp, chính sách và chương trình của nhà nước liên quan đến gia đình, là việc kết hợp hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân thông qua các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Chủ thể quản lý nhà nước về gia đình là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình và các cơ quan, tổ chức khác được nhà nước ủy quyền thực hiện các hoạt động quản lý đối với lĩnh vực này.
Khách thể quản lý nhà nước về gia đình là các hoạt động nhằm tác động, điều chỉnh đến gia đình để quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của gia đình đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng của nhà nước.