Ngày 21/02/2005, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là lần đầu tiên Đảng ra một Chỉ thị chuyên đề về gia đình, đánh dấu sự phát triển nhận thức cho toàn xã hội về gia đình và công tác gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chỉ thị là cơ sở cho việc ban hành Quyết định số 105/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16.5.2005 về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010.
Tháng 4 năm 2006 tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, quan điểm của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH. Xây dựng gia ®×nh no Êm, b×nh ®¼ng, tiÕn bé h¹nh phóc, thËt sù lµ tæ Êm cña mçi ng¬êi, lµ tÕ bµo lµnh m¹nh cña x· héi, lµ m«i trêng quan träng h×nh thµnh, nu«i d¬ìng vµ gi¸o dôc nh©n c¸ch con ng¬êi, b¶o tån vµ ph¸t huy v¨n ho¸ truyÒn thèng tèt ®Ñp, t¹o nguån nh©n lùc phôc vô sù nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ quèc.”
Đại hội Đảng toàn quốc XI tháng 1 năm 2011, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”. Quan điểm của Đảng cho thấy gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nên nhân cách con người.
Ngày 9 tháng 5 năm 2011 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ra Thông báo Kết luận số 26 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 49 – CT/TW về xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH, thể hiện quan điểm của Đảng về vị trí đặc biệt quan trọng của công tác gia đình: “Khẳng định xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại”, đồng thời yêu cầu “Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng về tầm quan trọng, vị trí và vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế.
Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội XI, tại Hội nghị lần thứ IX, ngày 09 tháng 6 năm 2014, Ban chấp hành trung ương đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách”. Và xác định “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau…”
Đại hội XII của Đảng xác định “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.” Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này, vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống hình thành nhân cách người Việt Nam và việc gìn giữ phát huy văn hóa gia đình được nhấn mạnh hơn.
Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt vấn đề: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.” là một định hướng cho việc thể chế hoá xây dựng gia đình trở thành môi trường hình thành nhân cách người Việt Nam của những năm tiếp theo.
Có thể khẳng định trong giai đoạn 1986 đến nay, quan điểm của Đảng về vai trò và vị trí của gia đình luôn được đề cao và là nhân tố quan trọng trong toàn bộ chính sách xây dựng, phát triển đất nước. Đây được coi là nền tảngcho việc thể chế hoá, xây dựng các chính sách về gia đình và công tác gia đình.