Theo đó, công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh được thực hiện với nhiều hình thức phong phú đa dạng: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các cụm panô, áp phích, bang rôn, khẩu hiệu tại những khu trung tâm và trên những trục đường chính; cấp phát tài liệu cho cơ sở; tuyên truyền trên báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ, Tạp chí Văn hóa, tổ chức các hội thảo hội thi, nói chuyện chuyên đề, mít tinh, tọa đàm, hội thi, hội diễn, diễn đàn, chiếu phim lưu động, tin, bài, phóng sự, tuyên truyền cổ động trực quan, treo bang zôn, khẩu hiệu, lồng ghép trong các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các buổi sinh hoạt, trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở…góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình, ý nghĩa việc phòng, chống bạo lực gia đình, giúp các thành viên trong gia đình có kiến thức, kỹ năng sống, chủ động phòng ngừa sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; thực hiện nếp sống văn minh trong gia đình và cộng đồng xã hội.
Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra, làm ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của phụ nữ và trẻ em, theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình là 138 vụ, trong đó có 36 vụ bạo lực tinh thần, 93 vụ bạo lực thân thể, 09 vụ bạo lực tình dục. Biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư là 100 người, áp dụng biện pháp giáo dục 02 người, xử phạt vi phạm hành chính là 27 người, có 04 người bị xử lý hình sự. Nạn nhân bị bạo lực gia đình trong đó có 10 người là nam giới, nữ giới là 121 người. Biện pháp hỗ trợ được tư vấn là 114 người, chăm sóc hỗ trợ sau khi bị bạo lực 23 người. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 974 nhóm PCBLGĐ, 835 số đường dây nóng, 1.789 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.