Theo báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có 48 vụ BLGĐ, trong đó: Bạo lực tinh thần 22 vụ; bạo lực thân thể 23 vụ; bạo lực tình dục 2 vụ; bạo lực kinh tế 01 vụ.
Về hoạt động can thiệp của địa phương đối với các vụ BLGĐ cũng đạt được một số kết quả tích cực. Số người gây bạo lực được xử lý là 50 người (trong đó đưa ra góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư 38 người, áp dụng các biện pháp giáo dục là 06 người, xử phạt vi phạm hành chính 04 người, xử lý hình sự 02 người); số nạn nhân bạo lực được tư vấn và hỗ trợ là 52 người (trong đó được tư vấn tâm lý, tinh thần, pháp luật là 37 người, chăm sóc hỗ trợ sau khi bị bạo lực là 14 người, đào tạo nghề giới thiệu việc làm 01 người).
Ngoài ra còn có hoạt động can thiệp, hỗ trợ của các “địa chỉ tin cậy” trên địa bàn toàn tỉnh. Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 1.066 địa chỉ tin cậy, trong đó có 307 địa chỉ tin cậy do các cơ sở Hội thành lập. Điều đó cho thấy, việc tuyên truyền, vận động và xây dựng “địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng cũng được Hội LHPN tỉnh quan tâm nhằm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho nạn nhân bị bạo lực gia đình, tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình.