Không nên hỏi “Tại sao chị/em bị đánh/bị bạo lực?” với nạn nhân bạo lực gia đình bởi sẽ làm cho họ thấy có lỗi. Những câu hỏi phù hợp là ai, khi nào, làm gì, như thế nào, ví dụ như: “Sẽ có những trở ngại nào nếu nạn nhân không chịu được và phải rời bỏ người gây bạo lực?”
Nếu là bạo lực gia đình thì phản ánh đúng, không nên dùng từ khác như vụ rắc rối xảy ra trong gia đình hay vụ cãi cọ của đôi vợ chồng…
Không tự cho rằng bạo lực gia đình chỉ xảy ra với tầng lớp thấp, thiểu số, dân tộc… trong xã hội.
Khi phỏng vấn trường hợp phạm tội gây bạo lực gia đình, không nên đưa và bị chi phối bởi các các tình tiết tình cảm gia đình, vì sau khi xảy ra vụ việc, thường thì họ hàng, bạn bè nói tốt về người gây bạo lực làm sai lệch tình tiết chính của vụ việc. Nên phỏng vấn mở rộng trong cộng đồng.
Tránh chỉ đưa tin về vụ việc theo kiểu vo vọng, thảm thương không lối thoát. Cần chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo sau này, những hỗ trợ từ bạn bè người thân khác hay cộng đồng đối với nạn nhân.