Về việc ủng hộ chương trình GDTHN: Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 50% thanh niên đều ủng hộ cần có quy định bắt buộc có chứng chỉ GDTHN trước khi kết hôn. Trong đó, một số nhóm ĐTNC như nhóm thanh niên sống ở vùng thành thị, thanh niên có trình độ học vấn thấp và nhóm thanh niên không có sự chia sẻ nhiều với cha mẹ có tỷ lệ đồng ý thấp hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc có quy định bắt buộc là khá cần thiết, tuy nhiên sẽ khó áp dụng được cho tất cả các đối tượng. Đa số ban ngành cho rằng việc có chứng chỉ GDTHN trước khi là kết hôn là cần thiết, tuy nhiên nên áp dụng từ thí điểm tham gia tự nguyện, có đánh giá kết quả và dần tiến đến quy định bắt buộc.
Về nội dung mong muốn được hỗ trợ: Thanh niên có nhu cầu được hỗ trợ kiến thức, kỹ năng về cả 3 nhóm nội dung: hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống BLGĐ; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và giảm thiểu MCBGTK, trong đó, nhu cầu được hỗ trợ kiến thức, kỹ năng về xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống BLGĐ là nhiều nhất (80%). Đặc biệt, nghiên cứu này cũng tương tự các nghiên cứu khác, đối tượng thanh niên lớn tuổi hơn, thanh niên đã kết hôn có mối quan tâm nhiều hơn về các vấn đề về gia đình, tổ chức cuộc sống gia đình, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình…..
Ngoài ra, thanh niên ở tất cả các nhóm đều mong muốn được nhận thông tin về vấn đề chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu MCBGTKS. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi thanh niên của tất cả các nhóm hiện nay có kiến thức còn hạn chế. Kết quả này gợi ý cho thấy cần hỗ trợ kiến thức, kỹ năng cho toàn bộ các nhóm đối tượng thanh niên. Cần có gói hỗ trợ kiến thức toàn diện về cả các lĩnh vực hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu MCBGTKS cho thanh niên. Hiện nay, giáo dục SKSS giới toàn diện đang dần được đưa vào chương trình giảng dạy chính thống trong các trường mầm non và phổ thông. Việc lồng ghép giáo dục toàn diện vấn đề chăm sóc sức khỏe và lồng ghép giới cần được thực hiện liên tục, có tính tiếp nối và toàn diện sẽ giúp trang bị kiến thức tốt cho học sinh, thanh thiếu niên trong nhà trường. Ngoài ra, các gói hỗ trợ kiến thức toàn diện cũng cần mở rộng ra cộng đồng, các nhóm thanh thiếu niên không có cơ hội được học/tiếp cận chương trình mới (như nhóm thanh thiếu niên không được đi học, nhóm thanh niên dễ bị tổn thương, nhóm thanh niên DTTS…) thông qua các hoạt động lồng ghép ngoại khóa, các hoạt động của các cơ quan khác ngoài ngành giáo dục như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cơ sở y tế công -tư, và các tổ chức phi chính phủ.