Việc các em học sinh sử dụng bạo lực với bạn bè cũng đều có những nguyên nhân nhất định của nó. Có thể là các nguyên nhân chủ quan bộc phát hay nguyên nhân khách quan khác đều đẩy các em vào việc sử dụng bạo lực. Nghiên cứu đã chỉ ra bạo lực học đường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Tính hiếu thắng, muốn chứng tỏ bản thân; xích mích, có mâu thuẫn từ trước; học sinh xem nhiều cảnh bạo lực trong phim ảnh, sách báo rồi học theo; hùa theo các bạn khác; chưa được bố mẹ quan tâm giáo dục về hành vi bạo lực; giáo viên trong trường không kiểm soát được các hoạt động của học sinh; các hình thức kỷ luật về bạo lực học đường chưa có tính răn đe giáo dục; bạn bè rủ rê.
Các nguyên nhân trên phần nào phản ánh những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh. Đó là tính hiếu thắng, luôn chứng tỏ bản thân khác người. Độ tuổi này luôn rất dễ hưởng ứng theo phòng trào, chịu sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau, sự nhanh chóng tiếp thu những tiêu cực của môi trường xung quanh là điểm đặc trưng của lứa tuổi này.
Các nguyên nhân khác cũng đáng được chú ý là chưa được cha mẹ quan tâm giáo dục về hành vi bạo lực. Thực tế hiện nay, không hiểu phụ huynh lưu ý đến việc giáo dục cho con em mình về vấn đề bạo lực học đường để các em có thể chủ động trong hành vi giao tiếp với bạn bè, tránh những xung đột trong quan hệ qua lại. Bên cạnh đó giáo viên không kiểm soát được các hoạt động của học sinh cũng như chưa có biện pháp phòng ngừa, kỷ luật từ phía nhà trường. Đây cũng là do các hoạt động học tập và phong trào chiếm phần lớn thời lượng ở trường nên giáo viên không bao quát hết các hoạt động và diễn biến tâm lý của học sinh vì thế dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Điều này làm cho các em dễ vi phạm và khi vi phạm rồi cũng không sợ vì cùng lắm chỉ bị đứng trước cờ mà không bị thêm hình phạt nào nữa.
Các em đều trải qua rất nhiều trạng thái tâm lý khác nhau khi là nạn nhân của một vụ bạo lực học đường, các em có thể hoảng loạn tinh thần, mất tự chủ trong công việc, có những trường hợp còn để lại hậu quả rất nặng nề về tâm lý.