Gia đình vừa là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, là cái nôi giáo dục các giá trị văn hóa của dân tộc. Hàng nghìn năm qua, cha ông ta đã nói về nếp nhà như là một nền tầng để xây dựng và phát triển một gia đình, một dòng họ vững mạnh.
Gia đình văn hóa là gia đình mà trong đó các thành viên đối xử với nhau bằng tình yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm, cùng lao động, học tập, sản xuất để dựng xây cuộc sống tốt đẹp hơn. Một gia đình văn hóa không chỉ là nơi nuôi dưỡng về vật chất mà còn là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức, những chuẩn mực ứng xử trong xã hội. Khi gia đình có văn hóa, các thành viên sẽ giúp nhau phát triển cả về mặt thể chất, tinh thần và đạo đức.
Trong xã hội hiện đại, con người dễ bị cuốn vào công việc, cuộc sống, đôi khi quên đi những giá trị tinh thần cốt lõi, thì gia đình văn hóa lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Gia đình văn hóa là chỗ dựa vững chắc giúp mỗi người phát triển, tránh được những tác động tiêu cực của xã hội, đồng thời duy trì sự đoàn kết, hòa thuận, yêu thương giữa các thành viên.
Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, người cao tuổi luôn có vai trò quan trọng gìn giữ nề nếp, gia phong của gia đình. Cả cuộc đời hấp thụ những tinh hoa của gia đình, truyền thông, người cao tuổi luôn đi đầu trong việc bảo vệ chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực trong môi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Ngày nay, khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn, từ công việc đến các mối quan hệ xã hội. Nhu cầu của con người cũng có nhiều thay đổi, nhất là nhu cầu về vật chất và sự đáp ứng về tinh thần tương xứng. Để giữ gìn gia đình, điều quan trọng là dù bận rộn đến đầu, chúng ta vẫn cần phải dành thời gian cho nhau. Sự chăm lo về vật chất là rất cần thiết nhưng vật chất không thể thay thế được tình yêu thương và sự quan tâm của gia đình. Không phải cứ cho con cái nhiều tiến là chúng sẽ ngoan, không phải cứ nhà cao cửa rộng thị vợ chồng mới hạnh phúc. Phải vừa chăm lo kinh tế, vừa dành tình yêu thương và thời gian cho gia đình.
Người trẻ hay người già cũng cần gia đình là nơi để trở về sau một ngày làm việc, là nơi để cùng nhau chia sẽ, cùng nhau xây dựng những giá trị chung. Đừng để công việc, những căng thẳng trong cuộc sống làm cho chúng ta quên đi những giá trị cốt lõi của gia đình.