Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình ảnh hưởng nặng nề tư tưởng nho giáo. Nho giáo trở thành tư tương thống trị trong xã hội. Một trong những mối quan hệ cơ bản quan trọng nhất trong xã hội là quan hệ phu phụ (vợ chồng). Pháp luật nhà Lê đã quy định những quyền cơ bản của nghĩa vụ vợ và chồng như: Nghĩa vụ đồng cư, nghĩa vụ phù trợ, nghĩa vụ trung thành và nghĩa vụ tòng phu. Nghĩa vụ chung thủy đặt ra giữa người vợ và người chồng mang tính chất tương đối vì trong thời gian này người chồng vẫn có quyền đa thê. Nhưng bên cạnh đó Điều 401 của bộ Luật quy định: “Gian dâm với vợ kẻ khác bị lưu hoặc chết, với vợ lẻ (thiếp) của người khác thì tội giảm một bực tội, với người có quyền quý thì xử riêng. Kẻ phạm tội phải nộp tiền tạ lỗi như luật định. Vợ lớn vợ bé phạm tội điều xử lưu, điền sản trả lại cho người chồng. Nếu vợ chưa cưới thì cả hai điều được giảm một bực”. Đồng thời tại Điều 405 quy định: “Ngoại tình với vợ người khác thì xử đánh 60 trượng, biếm hai xa thì xử riêng”. Người vợ có hành vi dâm đãng bị coi là phạm vào “thất xuất” để người chồng ly hôn. Mặt khác theo tập quán lúc bấy giờ thì những người phụ nữ không đoan chính bị kỳ thị và trừng trị rất tàn ác.
Trong giai đoạn này nghĩa vụ chung thủy của cả người vợ và chồng cũng được pháp luật quy định, nhưng chỉ mang tính chất tương đối với người chồng.