Mọi việc trong gia đình cần được nhìn nhận và giải quyết bằng tình yêu thương, sự tôn trọng, quan tâm, chân thành và chia sẻ.
Mỗi người cần cố gắng thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình.
Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và hành động. Không nên bắt người khác phải trở thành người lý tưởng như mình mong muốn mà cần có ý thức hoàn thiện chính bản thân mình.
Luôn biết cách lắng nghe, suy nghĩ thấu đáo, có thái độ thông cảm với mọi vấn đề xảy ra trong gia đình.
Khi có vấn đề khó khăn, hay sự buồn phiền trong lòng không nên giấu kín mà hãy cởi mở, chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình.
Nên bình tĩnh, ôn hòa trình bày và lắng nghe nhau; bình đẳng, tự do thể hiện quan điểm cá nhân chứ không áp đặt ý chủ quan của mình cho người khác.
Khi mâu thuẫn, xung đột xảy ra cần thận trọng tìm hiểu nguyên nhân thật sự gây ra tranh cãi, bất hòa và chăm chú lắng nghe để đề ra một cách giải quyết hợp lý nhất. Hãy tìm sự thỏa hiệp tích cực, không nên có thái độ hiếu thắng.
Những lời phê bình, trách cứ cần đúng mực, đúng lúc, ôn hoà, tế nhị để không gây sự xúc phạm, hiểu lầm dẫn đến xung đột.
Cần biết khoan dung, tha thứ, nhanh chóng quên đi những xung đột nhỏ nhặt để gia đình êm ấm, hòa thuận.