Skip to content
  • Loading...
  • Thư điện tử
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
VỤ GIA ĐÌNHVỤ GIA ĐÌNH

  • Menu
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin nội bộ
  • Truyền thông
  • Tập huấn nghiệp vụ
  • Giáo dục
  • Phòng, chống bạo lực gia đình
  • Văn bản
  • Thư viện
    • Video
    • Hình ảnh
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Mối quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình

Mối quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình

03/12/202103/01/2022 - Vụ Gia Đình

Như ta biết, tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà cha mẹ dành cho con cái là thứ tình cảm vô giá không có gì cân đo đong đếm được. Bởi lẽ, cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ, che chở, đùm bọc cho mỗi chúng ta. Đặc biệt là mẹ, người đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày để cho con mình được chào đời. Rồi chắt chiu từng dòng sữa ngọt để nuôi chúng ta khôn lớn cùng với tình thương ấm áp của cha. Ngày ngày, cha mẹ phải làm lụng vất vả để cung cấp cho chúng ta về vật chất, bồi dưỡng cho chúng ta về tinh thần để chúng ta nên người, ăn học thành tài, tạo cho chúng ta một sự nghiệp ổn định. Sự thành công của chúng ta trong xã hội là do cha mẹ đứng sau hết lòng ủng hộ, giúp đỡ một cách vô điều kiện. Thậm chí, khi chúng ta thành gia lập thất, cha mẹ vẫn luôn bên ta theo dõi, chăm lo, quan tân đến cuộc sống của chúng ta. Điều đó cho thấy tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là tình cảm vô bờ vô bến, một tình cảm quý báu, bất tử theo thời gian. Mối quan hệ đó là mối quan hệ biện chứng qua lại, là dây mơ rễ má không thể tách rời.
Bên cạnh đó, chúng ta cần nhìn nhận mối quan hệ cha mẹ con cái là mối quan hệ có giá trị thiêng liêng cao đẹp. Chúng ta phải hiểu rằng: Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những thứ tình cảm khác mà còn là tình cảm đi theo con người đến suốt cuộc đời; là thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội. Bởi lẽ, cha mẹ là những người đã cho ta sự sống, là mối quan hệ huyết thống không gì thay thế được. Trong quá trình trưởng thành, cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với con cái. Họ đã lo lắng và dạy dỗ cho chúng ta nên người; là người bạn đồng hành, chia sẻ, cảm thông đối với chúng ta trong suốt cả cuộc đời của họ. Chẳng hạn như, khi chúng ta mải mê mơ mộng về tương lai mà quên đi hiện tại, muốn đốt cháy giai đoạn, dẫn đến việc làm tiêu cực. Điều đó làm mất đi sự phẩm chất vốn có của mình, khiến chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì những áp lực nặng nề khi nghĩ tới tương lai. Trước áp lực này, cha mẹ có thể là người bạn đưa ra những mục tiêu ngắn, để giúp con từng bước đạt được ước mơ. Bên cạnh đó, việc khích lệ con làm hết khả năng của mình ở hiện tại mới là điều quan trọng nhất.
Tiếp đến, lòng yêu thương là nét đẹp tâm hồn vô giá trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đây là tình cảm vô bờ bến, nó là một thứ tình cảm tự nhiên. Tất cả những cách thể hiện tình cảm của các bậc làm cha mẹ sẽ mang đến cho con cái một cảm giác an toàn tuyệt đối. Vì sự yêu thương ấy không chỉ dừng lại bằng lời nói mà phải bằng những việc làm cụ thể. Yêu thương ở đây không chỉ bao bọc, bảo vệ, hy sinh tất cả cho con cái mà còn kết hợp với giáo dục, định hướng, tôn trọng ý kiến của con cái trong quá trình nuôi dạy. Chính vì yêu thương con cái đã nâng tầm lên thành nghĩa vụ, trách nhiệm đối với con cái. Khi con cái còn nhỏ thì cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, kể cả khi con trưởng thành. Dòng chảy của tình yêu thương ấy không bao giờ vơi cạn mà còn chảy mãi đến hết cả cuộc đời. Bên cạnh lòng yêu thương là sự tôn trọng quyền tự do dành cho con cái. Tôn trọng quyền tự do cá nhân được luật pháp bảo vệ và đòi hỏi mọi công dân phải chấp hành, là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện đại ở nước ta. Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cái trong việc xử lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Giáo dục con cái có ý thức tự giác và chấp nhận sự cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của gia đình, khi đòi hỏi thỏa mãn quyền lợi cá nhân của mình, từ việc nhỏ diễn ra hàng ngày mà không chỉ đối với việc lớn, trọng đại. Điều này phải trở thành nếp suy nghĩ thường trực, việc làm tự nhiên của mỗi thành viên trong gia đình.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái là tình cảm thiêng liêng. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con cái không thể trả hết. Vì thế, chúng ta phải làm tròn đạo hiếu thờ mẹ kính cha, phải giữ tròn bổn phận của người làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu ở đây có thể hiểu là là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử kính trên nhường dưới, anh em đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức làm người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ. Với những giá trị thiêng liêng cao đẹp đó, có thể thấy được mối quan hệ cha mẹ con cái góp phần to lớn giúp con cái phát triển và hoàn thiện bản thân trong môi trường sống. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân phải hiếu thảo với cha mẹ, sống thật có trách nhiệm với cha mẹ, không bao giờ làm cha mẹ buồn lòng. Đó là một nền tảng của tình yêu thương là giá đạo lý, là giá trị chân thiện mỹ mãi luôn trường tồn với thời gian.

3.6/5 - (84 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

  • Thái Nguyên: Sơ kết 05 năm thực hiện Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hàng năm”
  • Vĩnh Phúc tổ chức Liên hoan các Câu lạc bộ Gia đình Phát triển bền vững
  • Bạo lực gia đình và hành vi bạo lực gia đình
  • Thừa Thiên Huế: Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ PCBLGĐ năm 2021
  • Tiếp thu, giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội về biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận với công tác phòng, chống bạo lực gia đình năm 2019
Tin nổi bật
Nct Khoahocdoisong.vn
Chăm sóc Người cao tuổi trong gia đình
Kon Tum 28 12
Tỉnh Kon Tum triển khai công tác gia đình năm 2021
Cao Bang 25 12
Tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021
Chia sẻ việc nhà trong thời Covid
Cơ hội gắn kết mối quan hệ gia đình trong mùa dịch Covid-19
Hoạt động gia đình trong thời gian “Cách ly”
Bà Rịa – Vũng Tàu: Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho Tư vấn viên về phòng, chống bạo lực gia đình và Nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình năm 2020

Liên kết website
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  • Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
  • Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam
  • Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Gia Đình:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
    • Điện thoại: 04.3.9438231 | Fax: 04.3.9439009
    • Email: vugiadinh-vhttdl@chinhphu.vn

    Ghi rõ Nguồn “trang thông tin điện tử về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” hoặc “www.giadinh.bvhttdl.gov.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này

    Copyright 2020 © Vụ Gia Đình All rights reserved.
    • Thư điện tử
    • Sơ đồ site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Chức năng, nhiệm vụ của Cục
      • Cơ cấu tổ chức
    • Tin tức
      • Tin nội bộ
    • Truyền thông
    • Tập huấn nghiệp vụ
    • Giáo dục
    • Phòng, chống bạo lực gia đình
    • Văn bản
    • Thư viện
      • Video
      • Hình ảnh
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?