Trường học được xem là địa bàn hạt nhân để triển khai các chính sách phòng, chống bạo lực học đường. Theo WHO, một mô hình phòng, chống bạo lực dựa vào trường học có hiệu quả khi kết hợp được các thành tố như Khung pháp lý, điều chỉnh chính sách có liên quan; Định kỳ thu thập dữ liệu về bạo lực và theo dõi sự thay đổi theo thời gian; Triển khai các chương trình phòng ngừa bạo lực phù hợp với lứa tuổi; Phản ứng nhanh với bạo lực khi nó xảy ra. WHO cũng cho rằng cần thực hiện các chính sách và đào tạo giáo viên phù hợp; xem xét và điều chỉnh môi trường an toàn cho học sinh ; Kết nối, thu hút phụ huynh tham gia vào hoạt động phòng chống bạo lực …
Như vậy, thông qua mô hình của tổ chức WHO chúng ta trước tiên cần nâng cao nhận thức, hiểu biết và việc đề ra tầm quan trọng của việc Nhà nước, phụ huynh và học sinh. Khi các đối tượng nhận thức rõ tầm quan trọng thì sẽ có những quyết sách xây dựng và các khung pháp lý và những hành động đúng trong phòng, chống bạo lực học đường. Thứ hai, mô hình cũng chỉ ra cần phải có sự xây dựng phát triển quan hệ đối với đối tác giữa các ngành để xác định các đầu mối phòng, chống bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên từ các ngành khác như sự kết hợp của ngành giáo dục, chính quyền, công an cung cấp trong phòng chống bạo lực học đường. Điều quan trọng thứ ba đó là nâng cao năng lực nhân viên và tổ chức các hoạt động lồng ghép phòng, chống bạo lực học đường trong trường học. Tuy nhiên trong mô hình của WHO cơ bản chưa đề cập đến vai trò của gia đình trong công tác phòng chống bạo lực học đường hiện nay.
Theo quan điểm của Lane, Kalberg và Menzies (2009) một mô hình phòng, chống bạo lực hiệu quả cao là một mô hình toàn diện tích hợp của 3 tầng. Tầng thứ nhất với mục tiêu phòng, ngừa khả năng gây hại tập trung triển khai trong toàn trường cho tất cả học sinh, giáo viên và nhân viên. Tầng thứ 2 đảo ngược khả năng gây hại tập trung và hệ thống một nhóm học sinh có nguy cơ bạo lực ở mức thấp (Ví dụ như hệ thống hòa giải) và tầng thứ ba giảm thiểu khả năng tập trung và những học sinh có nguy cơ bị bạo lực cao (bao gồm cả chương trình theo dõi, cam kết hành vi và chuyển tuyến chăm chưa về sức khỏe tâm thần…)