Ngày 28 tháng 8 năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Báo cáo số 2024/BC-SVHTTDL về việc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020” trên địa bàn tỉnh Long An
Thực hiện Quyết định số 801/QĐ-BVHTTDL ngày 12/3/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2020 thuộc “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020” (gọi tắt là Đề án), trong đó có nội dung tổng kết 10 năm thựchiện. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quá trình thực hiện Chiến lược, các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2010 – 2020, đồng thời xác định những nội dung, nhiệm vụ mới và những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác gia đình trong giai đoạn 2020-2030. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VH, TT và DL) Long An báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Đề án.
Năm 2020 là cột mốc đánh dấu 10 năm triển khai thực hiện “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống (TTGDĐĐLS) trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” trên địa bàn tỉnh Long An. Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, công tác triển khai thực hiện Đề án TTGDĐĐLS trên địa bàn tỉnh với 15 huyện, thị
xã, thành phố đã đạt được những kết quả tích cực. Các hoạt động về lĩnh vực gia đình, mà nhất là những mô hình TTGDĐĐLS diễn ra khá phong phú, thiết thực, bổ
ích, hướng về cơ sở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới…. Thông qua các buổi sinh hoạt của những mô hình, người dân được tuyên truyền các chính sách
liên quan đến việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững; giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình …Việc tuyên truyền, triển khai và thực hiện Đề án với mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, nêu bật quan điểm gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong các mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, những biến đổi về kinh tế – xã hội đã làm nảy sinh những vấn đề của gia đình như: tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn, sự xung đột về giá trị sống giữa các thế hệ trong gia đình, tệ nạn xã hội… làm ảnh hưởng tới việc phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa truyền thống vào đời sống gia đình. Một vài địa phương chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động công tác gia đình. Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình còn thiếu, phụ trách nhiều lĩnh vực, thường xuyên thay đổi, luân chuyển vị trí công tác nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc theo dõi, tham mưu thực hiện nhiệm vụ đề ra, nhất là các nội dung có tính kế thừa.