Ngày 19 tháng 10 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã có Văn bản số 1470/UBND-KGVX gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc góp ý dự thảo Quyết định Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn thống nhất với các nội dung của dự thảo Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Tuy nhiên, đối với dự thảo Quyết định ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có ý kiến góp ý như sau:
Đối với dự thảo Quyết định tại phần căn cứ Quyết định, đề nghị xem xét, bổ sung Kết luận số 76- KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nội dung Quyết định đề nghị xem xét, bổ sung điều về giao nhiệm vụ cho Vụ Gia đình là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn và triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động Bộ tiêu chí, báo cáo Bộ trưởng.
Đối với dự thảo “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” tách phần mục đích, nhiệm vụ và giải pháp, kinh phí thực hiện, tổ chức thực hiện trong dự thảo “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” kèm theo Quyết định ban hành thành Kế hoạch triển khai thực hiện (sau khi Quyết định ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được ban hành). Trong dự thảo Bộ tiêu chí chỉ có 05 nội dung về các mối quan hệ trong gia đình (các mối quan hệ giữa con người với con người). Tuy nhiên, trong gia đình còn có các mối quan hệ khác như: trách nhiệm con người với cây trồng, vật nuôi, tài sản vật chất trong gia đình,… cũng cần phải có những ứng xử cho chuẩn mực, đề nghị xem xét thêm nội dung này. Một số câu cần tách thành các gạch đầu dòng để khi đọc tránh sự nhầm lẫn. Đã là Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình thì tất cả mọi thành viên trong gia đình đọc phải hiểu đúng để cùng thực hiện. Lý do: trong gia đình gồm nhiều thế hệ từ trẻ nhỏ đến người già nên nhận thức, mức độ hiểu biết khác nhau. Nếu vẫn giữ nguyên các mục như dự thảo, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét chỉnh sửa, bổ sung như sau: Tại trang 1, có nêu “Trên cơ sở tổng kết… với những nội dung chủ yếu như sau:…”, đề nghị nghiên cứu, xem xét bỏ nội dung này, bắt đầu phần I Nguyên tắc chung. Tại trang 2 có nêu: “Các cơ quan… Bộ VHTTDL” và “Trong quá thực hiện… bổ sung cho phù hợp” hai nội dung của phần phạm vi đề nghị xem xét đưa vào phần cuối của văn bản cho phù hợp. Tại trang 2, Phần II, đề nghị xem xét, bổ sung các chữ sau: Tiêu chí 1, gạch đầu dòng thứ nhất: “Cùng nhau đánh giá đúng mực…”; gạch đầu dòng thứ hai: “Có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau…”. Tiêu chí 2, gạch đầu dòng thứ 2: “Có nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau…”. Tại trang 5, điểm a, khoản 1 Mục V có nêu: “Vụ gia đình…; thực hiện hoạt động 1,2,4,5, quy định tại mục IV”, đề nghị xem xét, sửa như sau “Vụ Gia đình…; thực hiện hoạt động 1,2,4,5,6 quy định tại mục III”. Tại trang 5, điểm đ, khoản 1 Mục V có nêu: “Vụ Thi đua và Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Vụ gia đình tham mưu, triển khai hoạt động 6 quy định tại mục IV”, đề nghị xem xét sửa như sau: “Vụ Thi đua và Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Vụ Gia đình tham mưu, triển khai hoạt động 5 quy định tại mục III”. Tại trang 5, điểm 2 Mục V có nêu: “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch… triển khai bộ tiêu chí tại địa phương”, đề nghị lược bỏ nội dung này vì đã trùng tại điểm 4 giao nhiệm vụ cho UBND các tỉnh, thành phố.