Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình được các cấp, các cơ sở giáo dục quan tâm thực hiện ở khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn là 385 người, tỉ lệ 43,74%, các khu vực còn lại là 558 người, tỉ lệ 48,85%. Trang bị kiến thức cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong các cơ sở giáo dục được trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình ở khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn là 96.862 người chiếm 99,43%, các khu vực còn lại 125.674 người chiếm 99,85%. Tổng số cha, mẹ học sinh được cung cấp và phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình ở khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn là 68.803 người chiếm 77,8%, các khu vực còn lại 84.209 người chiếm 73,7%.
Liên đoàn Lao động các cấp đã tổ chức được 09 lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác công đoàn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác nữ công cho 1.081 lượt cán bộ công đoàn, cán bộ nữ công tham gia.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 34 lớp tập huấn cho 2.040 cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở về những nội dung như: kỹ năng phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, giáo dục đạo đức lối sống gia đình gắn với các nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tham gia xây dựng nông thôn mới. Tổ chức 128 lớp tập huấn với 5.856 người tham dự là hội viên phụ nữ và nhân dân tại các xã, thị trấn, biên giới.
Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp được nâng cao về nghiệp vụ, là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động công tác gia đình.